Продолжая использовать сайт, вы даете свое согласие на работу с этими файлами.
Agatha Christie
Agatha Christie | |
---|---|
Sinh |
15 tháng 9 năm 1890 Torquay, Devon, Anh |
Mất |
12 tháng 1 năm 1976 (85 tuổi) Cholsey, Oxfordshire, Anh |
Nghề nghiệp | Nhà văn |
Thể loại | Trinh thám |
Trang web | |
agathachristie.com |
Agatha Mary Clarissa, Lady Mallowan, DBE (15 tháng 9 năm 1890 - 12 tháng 1 năm 1976), thường được biết đến với tên Agatha Christie, là một nhà văn trinh thám người Anh. Bà còn viết tiểu thuyết lãng mạn với bút danh Mary Westmacott, nhưng vẫn được nhớ đến hơn cả với bút danh Agatha Christie và hơn 80 tiểu thuyết trinh thám. Với hai nhân vật thám tử nổi tiếng, Hercule Poirot và Bà Marple (Miss Marple), Christie được coi là "Nữ hoàng trinh thám" (Queen of Crime) và là một trong những nhà văn quan trọng và sáng tạo nhất của thể loại này.
Theo Sách kỷ lục Guinness, Agatha Christie là nhà văn có tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại của thể loại trinh thám, và đứng thứ hai nếu tính cả các thể loại khác (chỉ xếp sau William Shakespeare). Ước tính đã có khoảng 1 tỷ bản in bằng tiếng Anh và khoảng 1 tỷ bản in bằng 103 thứ tiếng khác những tác phẩm của Christie được tiêu thụ. Một ví dụ cho sự hấp dẫn của những tác phẩm của Agatha Christie ở nước ngoài là bà cũng là tác giả ăn khách nhất mọi thời đại ở Pháp với 40 triệu bản in bằng tiếng Pháp đã tiêu thụ (tính cho đến năm 2003), trong khi người xếp thứ 2 là nhà văn Pháp Emile Zola chỉ là 22 triệu bản.
Vở kịch The Mousetrap (Cái bẫy chuột) của bà cũng đang giữ kỷ lục vở kịch được công diễn lâu nhất trong lịch sử sân khấu London, ra mắt lần đầu tại rạp Ambassadors Theatre ngày 25 tháng 11 năm 1952 và vẫn tiếp tục được diễn cho đến nay (năm 2022) với trên 30.000 buổi diễn. Năm 1955, Christie là người đầu tiên được nhận giải thưởng Grand Master Award của Hội nhà văn trinh thám Mỹ (Mystery Writers of America). Hầu như tất cả tác phẩm của bà đều đã được chuyển thể thành phim, một số tác phẩm đã được chuyển thể nhiều lần như Án mạng trên chuyến tàu tốc hành Phương Đông, Án mạng trên sông Nile, Chuyến tàu 16h50, nhiều tác phẩm cũng được chuyển thể thành phim truyền hình hoặc trò chơi điện tử.
Tiểu sử
Agatha Christie có tên khai sinh là Agatha Mary Clarissa Miller sinh ngày 15 tháng 9 năm 1890 tại Torquay, Devon, bà có cha là người Mỹ và mẹ là người Anh, tuy vậy chưa bao giờ Christie có hoặc tuyên bố là có quốc tịch Hoa Kỳ. Cha bà là ông Frederick Miller, một nhà giao dịch chứng khoán người giàu có, còn mẹ, bà Clara Bohemer có dòng dõi quý tộc Anh. Christie có một người chị, Margaret Frary Miller (1879-1950) và một người anh Louis Montant Miller (1880-1929). Bố của Agatha Christie mất khi bà còn rất nhỏ, bà Clara là người đã khuyến khích Christie viết từ khi còn bé. Lên 16 tuổi, Christie sang Paris để học hát và piano.
Bà có cuộc hôn nhân đầu tiên không hạnh phúc với đại tá Archibald Christie, một phi công của Không quân hoàng gia Anh. Hai người cưới nhau năm 1914, có một con gái, Rosalind Hicks, và ly dị năm 1928.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bà làm việc tại bệnh viện và sau đó là tiệm thuốc, công việc này đã ảnh hưởng tới những sáng tác của bà sau này khi rất nhiều vụ giết người trong các tác phẩm của Christie được thực hiện bằng thuốc độc như thạch tín, ricin và thallium.
Ngày 8 tháng 12 năm 1926, khi đang sống ở Sunningdale, Berkshire, bà đột nhiên biến mất 10 ngày khiến dư luận xôn xao. Cuối cùng bà được tìm thấy khi đang ở khách sạn Swan Hydro vùng Harrogate dưới tên của người phụ nữ đã ngoại tình với chồng bà trước đó. Agatha Christie nói rằng bà bị mắc chứng đãng trí vì suy sụp sau cái chết của mẹ bà và sự phản bội của người chồng.
Năm 1930, Christie kết hôn với nhà khảo cổ Max Mallowan trẻ hơn bà 14 tuổi.
Agatha Christie mất ngày 12 tháng 1 năm 1976 ở tuổi 85, tại Wallingford, Oxfordshire. Đứa con duy nhất của bà, Rosalind Hicks, mất ngày 28 tháng 10 năm 2004 cũng ở tuổi 85, và hiện cháu trai bà, Mathew Prichard đang giữ bản quyền tất cả tác phẩm của bà ngoại.
Hercule Poirot và Bà Marple
Tiểu thuyết đầu tiên của Agatha Christie, The Mysterious Affair at Styles được xuất bản năm 1920 và lần đầu tiên giới thiệu cho độc giả nhân vật thám tử nổi tiếng Hercule Poirot, người sẽ xuất hiện trong 30 tiểu thuyết và 50 truyện ngắn khác của Christie.
Nhân vật thám tử nổi tiếng nữa của Christie là Bà Marple (Miss Marple) xuất hiện lần đầu trong The Murder at the Vicarage xuất bản năm 1930.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Christie viết hai tiểu thuyết Curtain và Sleeping Murder, bà dự định đó sẽ là những vụ án cuối cùng của hai thám tử Hercule Poirot và Bà Marple. Hai tác phẩm này được giữ trong nhà băng hơn 30 năm và chỉ được phát hành vào cuối đời của tác giả, khi Christie nhận ra rằng mình không thể viết thêm tiểu thuyết nào nữa.
Cũng giống Arthur Conan Doyle, Christie đã từng trở nên chán ngán với những nhân vật thám tử của mình. Vào cuối thập niên 1930, Christie đã viết trong nhật ký rằng bà nhận thấy Poirot là "không thể chịu đựng nổi", tuy nhiên khác với Doyle, Agatha Christie đã chống lại được cảm giác muốn kết liễu nhân vật thám tử của mình khi anh ta vẫn còn đang nổi tiếng. Bà coi mình là một người làm nghề giải trí mà công việc là sáng tạo ra những thứ công chúng ưa thích, và thứ mà công chúng ưa thích lại chính là nhân vật thám tử Poirot.
Trái ngược với Poirot, Christie rất yêu thích nhân vật Bà Marple. Đáng ngạc nhiên là số tiểu thuyết có xuất hiện Bà Marple lại chưa bằng một nửa số tiểu thuyết có xuất hiện ông thám tử người Bỉ Poirot.
Poirot là nhân vật hư cấu duy nhất cho đến nay được đăng cáo phó trên tờ The New York Times sau khi tiểu thuyết Curtain xuất bản năm 1975 trong đó Poirot bị bà Christie "giết chết". Tiếp nối thành công của Curtain, Christie cho xuất bản tiểu thuyết Sleeping Murder vào năm 1976, nhưng bà lại chết trước khi tác phẩm của mình được phát hành. Điều này giải thích một số mâu thuẫn của tác phẩm này với loạt truyện về Bà Marple, có lẽ Christie không còn thời gian để xem lại bản thảo trước khi bà qua đời. Miss Marple được "đối xử" tốt hơn viên thanh tra Poirot khi bà vẫn sống sau khi giải quyết xong vụ án của Sleeping Murder.
11 ngày mất tích bí ẩn của Agatha
Năm 1926, Christie đã mất tích một cách bí ẩn trong 11 ngày. Vụ mất tích của bà thậm chí còn thu hút sự quan tâm của một đồng nghiệp nổi tiếng khác, đó là Sir Conan Doyle, người đã sáng tạo ra thám tử Sherlock Holmes.
Sự mất tích của bà giống như những âm mưu trong những cuốn tiểu thuyết của chính bà vậy. Vào tối ngày 4/12/1926, Christie biến mất không một dấu vết.
Ngày 6/12/1926
Lúc bấy giờ, “nữ hoàng truyện trinh thám” đang ở tuổi 36, và sự biến mất của bà xuất hiện trên khắp các mặt báo của The Times. Chiếc xe hơi của bà được tìm thấy trong tình trạng bánh trước bị long ra, bên cạnh một cái hố.
Ngày 8/12/1926
Sau 3 ngày tìm kiếm, cảnh sát cho rằng anh rể của bà đã nhận được 1 lá thư từ bà. Trong thư nói rằng bà sẽ đến một spa ở Yorkshire để nghỉ ngơi và điều trị. Đến đây, dường như vụ án đã được khép lại. Nhưng không phải như vậy.
Ngày 10/12/1926
Cảnh sát dường như không bị lá thư kia thuyết phục, đã mở rộng tìm kiếm. Thậm chí, họ đã sử dụng con chó của Christie trong quá trình tìm kiếm, nhằm hi vọng nó sẽ phát hiện ra mùi hương của chủ mình ở đâu đó.
Tờ báo The Times đã đưa tin: các thám tử cho rằng đó là một vụ tự sát. Cuộc tìm kiếm lại chuyển hướng tập trung vào một cái ao có tên là “the Silent Pool”, mà theo truyền thuyết địa phương là sâu không đáy.
Có một chi tiết được biệt trêu ngươi ở cuối bài báo đã viết: Một người bạn của Christie đã nói rằng ngôi nhà bà sống ở Sunningdale đã khiến bà căng thẳng. Ngôi nhà ấy nằm trên một con đường đơn độc, không có ánh sáng vào ban đêm, có tiếng ma ám. Con đường dẫn vào ngôi nhà ấy còn là hiện trường của một vụ giết hại người phụ nữ và một người đàn ông cũng tự tử ở đó.
“Nếu tôi không rời Sunningdale sớm thì Sunningdale sẽ giết tôi mất.” - Đó là những gì mà Christie nói với người bạn của mình.
Ngày 11/12/1926
Christie đã mất tích được một tuần. Cảnh sát lúc này đang rất bối rối bởi không có nhân chứng đáng tin cậy nào nhìn thấy bà từ cái đêm bà rời khỏi nhà. Nhưng có một tình tiết quan trọng: Christie đã để lại 3 lá thư: một cho thư ký, một cho anh rể và một cho chồng. Chồng bà đã từ chối tiết lộ những gì mà bà đã viết.
Ngày 12/12/1926
Các thám tử kêu gọi sự giúp đỡ từ những người lái xe mô tô và những mật thám nghiệp dư. Không cần biết tại sao, cảnh sát vẫn tin rằng bà đang ở đâu đó cách không xa nơi chiếc ô tô của bà được tìm thấy.
Trong cùng một bài viết, thư ký cá nhân của bà đã giận dữ phủ nhận rằng toàn bộ sự việc là một trò nực cười: “Như vậy là đã quá đủ với bà Christie rồi.” Và người thư ký này cũng trao lại bức thư mà Christie đã để lại cho mình, và những gì trong bức thư chỉ là lịch trình làm việc.
Cảnh sát bắt đầu sục sạo. Họ chuyển sang tìm manh mối trên các bản thảo của bà, và lúc bấy giờ bà đang viết “The Blue Train”.
Ngày 13/12/1926
Có khoảng 10.000 - 15.000 người đã tham gia vào cuộc tìm kiếm “nữ hoàng truyện trinh thám”, cộng thêm sự hỗ trợ của 6 chú chó săn Airedale, nhiều chó săn và chó cảnh sát Alsatian. Thậm chí, những tên côn đồ thông thường cũng tham gia và vụ tìm kiếm này.
Cùng ngày hôm đó, cảnh sát đoán rằng Christie có thể ở London. Có thể bà đã cải trang thành một người đàn ông. Và cũng có tin đồn rằng bà đã để lại những chiếc phong bì chỉ được mở ra khi người ta tìm thấy xác của bà. Các nhà tâm linh thậm chí đã làm lễ tại cái hố nơi phát hiện chiếc xe của bà.
Ngày 14/12/1926
Tờ The Times cho biết cảnh sát đã tìm thấy một số manh mối quan trọng gần đó, bao gồm cả một chai có nhãn chì và thuốc phiện, mảnh bưu thiếp bị xé rách, áo khoác lông thú của phụ nữ, một hộp phấn, đầu một ổ bánh mì, một hộp các-tông và hai cuốn sách thiếu nhi.
Cảnh sát có những thông tin dẫn đến quan điểm rằng bà Christie không có ý định trở về sau khi rời khỏi nhà.
Ngày 15/12/1926
Christie được tìm thấy ở một spa tại Yorkshire, sau khi mất tích 11 ngày.
Điều đáng nói là khi được tìm thấy, bà ở trong tình trạng mất trí nhớ. Bà không thể nhớ được mình là ai. Khi nhân viên phục vụ nhận ra gương mặt bà trên báo, Christie vẫn khăng khăng rằng mình đến từ Nam Phi. Mọi thứ trở nên kỳ lạ hơn khi chồng bà đến khách sạn để đón bà nhưng Christie không nhận ra ông, kể cả bức ảnh đứa con nhỏ của bà.
Sự biến mất bí ẩn của Agatha Christie đã dấy lên nhiều giả thuyết trên truyền thông đại chúng bấy giờ. Từ tai nạn, gài bẫy chồng, trò lừa quảng cáo... cho đến cuộc chạm trán với người ngoài hành tinh, nhưng lý do thực sự đến nay vẫn là điều bí ẩn. Không ai biết chính xác chuyện gì đã xảy ra, còn Christie thì coi đó là một sự kiện không bao giờ nên được nhắc lại.
Tác phẩm
Tiểu thuyết
Năm xuất bản |
Tên nguyên tác | Tên bản dịch tiếng Việt | Thám tử |
---|---|---|---|
1920 | The Mysterious Affair at Styles | Thảm kịch bí ẩn ở Styles Đêm bi thảm |
Hercule Poirot |
1922 | The Secret Adversary | Địch thủ bí mật
Hãng thám tử tư |
Tommy và Tuppence |
1923 | Murder on the Links | Vụ giết người trên sân gôn
Án mạng trên sân golf |
Hercule Poirot |
1924 | The Man in the Brown Suit | Viên kim cương Nam Phi Nỗi bất hạnh khủng khiếp |
Anne Beddingfeld |
1925 | The Secret of Chimneys | Bí mật trong ống nước | Chánh thanh tra Battle |
1926 | The Murder of Roger Ackroyd | Vụ ám sát ông Roger Ackroyd | Hercule Poirot |
1927 | The Big Four | Bộ tứ Thế giới ngầm |
|
1928 | The Mystery of the Blue Train | Bí mật chuyến tàu xanh | |
1929 | The Seven Dials Mystery | Những chuyện mạo hiểm của Loraine | Chánh thanh tra Battle |
1930 | The Murder at the Vicarage | Bí mật trong chiếc vali Vụ án Prothero Án mạng ở nhà cha xứ Án mạng ở nhà mục vụ |
Bà Marple |
1931 | The Sittaford Mystery | 5 giờ 25 phút | Thanh tra Narracott |
1932 | Peril at End House | Hiểm họa ở Nhà Kết | Hercule Poirot |
1933 | Lord Edgware Dies | Dao kề gáy | |
1934 | Murder on the Orient Express | Án mạng trên chuyến tàu tốc hành Phương Đông | |
Why Didn't They Ask Evans? | Tại sao không là Evans? Người trong ảnh |
Bobby Jones | |
1935 | Three Act Tragedy | Bi kịch ba hồi | Hercule Poirot |
Death in the Clouds | Cái chết trên mây Cái chết giữa thinh không |
||
1936 | The A.B.C. Murders | Chuỗi án mạng A.B.C | |
Murder in Mesopotamia | Vụ án mạng ở vùng Mesopotamie Án mạng ở Tây Á |
||
Cards on the Table | Những quân bài trên mặt bàn Quân bài ngửa |
||
1937 | Death on the Nile | Án mạng trên sông Nile | |
Dumb Witness | Nhân chứng câm | ||
1938 | Appointment with Death | Hẹn với tử thần
Hẹn với thần chết |
|
1938 | Hercule Poirot's Christmas | Cái chết đêm Noel Án mạng đêm giáng sinh |
|
1939 | And Then There Were None |
Mười người da đen nhỏ Đảo thần bí Và rồi chẳng còn ai |
|
Murder is Easy | Chết như chơi | Chánh thanh tra Battle | |
1940 | Sad Cypress | Cây bách buồn | Hercule Poirot |
One, Two, Buckle My Shoe | Một, hai, ba những cái chết bí ẩn | Hercule Poirot | |
1941 | Evil Under the Sun | Tội lỗi dưới ánh mặt trời Kỳ nghỉ hè của Poirot Tội ác dưới ánh mặt trời |
Hercule Poirot |
N or M? | Người đàn bà hoang dã | Tommy và Tuppence | |
1942 | The Body in the Library | Xác chết trong thư viện | Bà Marple |
Five Little Pigs | Năm chú heo con | Hercule Poirot | |
The Moving Finger | Ngòi bút tẩm độc | Bà Marple | |
1944 | Towards Zero | Thời khắc định mệnh | Chánh thanh tra Battle |
Death Comes as the End | Tận cùng là cái chết
Chết chưa phải là hết |
||
1945 | Sparkling Cyanide | Rượu độc lóng lánh | Đại tá Race |
1946 | The Hollow | Thung lũng bất hạnh | Hercule Poirot |
1948 | Taken at the Flood | Đón ngọn triều dâng | Hercule Poirot |
1949 | Crooked House | Ngôi nhà cổ quái
Cái chết bí ẩn Ngôi nhà kỳ dị Những cái chết bí ẩn |
Charles Hayward |
1950 | A Murder is Announced | Cái chết được báo trước | Bà Marple |
1951 | They Came to Baghdad | Hẹn gặp ở Bagdad
Điệp vụ thành Bát Đa Họ đã đến Bagdad |
|
1952 | Mrs McGinty's Dead | Vụ sát hại bà Mac Ginty | Hercule Poirot |
They Do It with Mirrors | Họ làm nó cùng chiếc gương | Bà Marple | |
1953 | A Pocket Full of Rye | Một nắm lúa mạch | Bà Marple |
After the Funeral | Sau tang lễ | Hercule Poirot | |
1954 | Destination Unknown | Kẻ buôn người | |
1955 | Hickory Dickory Dock | Hercule Poirot | |
1956 | Dead Man's Folly | Ngôi đền của người chết
Người chết không thể nói Vọng lâu tử thần |
Hercule Poirot |
1957 | 4.50 From Paddington | Chuyến tàu 16h50 | Bà Marple |
1958 | Ordeal by Innocence | Oan trái
Nhân chứng không ai ưa |
|
1959 | Cat Among the Pigeons | Cú vọ và đàn bồ câu
Con mèo giữa đám bồ câu |
Hercule Poirot |
1961 | The Pale Horse | Tình yêu phù thủy
Biệt thự Bạch Mã |
Thanh tra Lejeune |
1962 | The Mirror Crack'd from Side to Side | Gương vỡ | Bà Marple |
1963 | The Clocks | Những chiếc đồng hồ
Những chiếc đồng hồ kỳ lạ |
Hercule Poirot |
1964 | A Caribbean Mystery | Bí ẩn ở Ca-ri-bê | Bà Marple |
1965 | At Bertram's Hotel | Bí ẩn khách sạn Bectram
Khách sạn cổ kính Ở khách sạn bí ẩn |
Bà Marple |
1966 | Third Girl | Cô gái thứ ba | Hercule Poirot |
1967 | Endless Night | Đêm dài vô tận Đêm vô tận |
|
1968 | By the Pricking of My Thumbs | Bằng cách chích ngón cái tôi | Tommy và Tuppence |
1969 | Hallowe'en Party | Ngày hội quả bí | Hercule Poirot |
1970 | Passenger to Frankfurt | Chuyến bay Frankfurt
Hành khách đi Frankfurt |
|
1971 | Nemesis | Nữ thần báo oán | Bà Marple |
1972 | Elephants Can Remember | Theo dấu chân voi
Nợ tình |
Hercule Poirot |
1973 |
Postern of Fate Tiểu thuyết cuối cùng của Christie |
Cánh cửa định mệnh | Tommy và Tuppence |
1975 |
Curtain Vụ án cuối cùng của Poirot |
Thám tử rời sân khấu | Hercule Poirot |
1976 |
Sleeping Murder Vụ án cuối cùng của Bà Marple |
Giết người trong mộng | Bà Marple |
Tập truyện ngắn
- 1924, Poirot Investigates (11 truyện ngắn)
- 1929, Partners in Crime (15 truyện ngắn; về thám tử Tommy và Tuppence)
- 1930, The Mysterious Mr. Quin (12 truyện ngắn; giới thiệu Sir Harley Quin)
- 1933, The Hound of Death (12 truyện ngắn)
- 1933, The Thirteen Problems (13 truyện ngắn; về Bà Marple, còn có tên The Tuesday Club Murders)
- 1934, Parker Pyne Investigates (12 truyện ngắn; giới thiệu Parker Pyne và Ariadne Oliver, còn có tên Mr. Parker Pyne, Detective)
- 1934, The Listerdale mystery (12 truyện ngắn)
- 1937, Murder in the Mews (4 truyện ngắn; về Hercule Poirot, còn có tên Dead Man's Mirror)
- 1939, Regatta Mystery and Other Stories (9 truyện ngắn)
- 1947, The Labours of Hercules (12 truyện ngắn; về Hercule Poirot)
- 1948, The Witness for the Prosecution and Other Stories (11 truyện ngắn) - Nhân chứng buộc tội (NXB Trẻ - 2021)
- 1950, Three Blind Mice and Other Stories (9 truyện ngắn)
- 1951, The Under Dog and Other Stories (9 truyện ngắn)
- 1960, The Adventure of the Christmas Pudding (6 truyện ngắn)
- 1961, Double Sin and Other Stories (8 truyện ngắn)
- 1971, The Golden Ball and Other Stories (15 truyện ngắn)
- 1974, Poirot's Early Cases (18 truyện ngắn)
- 1979, Miss Marple's Final Cases and Two Other Stories (8 truyện ngắn)
- 1991, Problem at Pollensa Bay and Other Stories (8 truyện ngắn)
- 1997, The Harlequin Tea Set (9 truyện ngắn)
- 1997, While the Light Lasts and Other Stories (9 truyện ngắn)
- 1997, Death is not the Worst Thing (12 truyện ngắn)
Viết bằng bút danh Mary Westmacott
- 1930, Giant's Bread
- 1934, Unfinished Portrait
- 1944, Absent in the Spring
- 1948, The Rose and the Yew Tree
- 1952, A Daughter's a Daughter
- 1956, The Burden
Kịch
- 1928, Alibi
- 1930, Black Coffee
- 1936, Love from a Stranger
- 1937, A Daughter's a Daughter (chưa bao giờ diễn)
- 1940, Peril at End House
- 1943, Ten Little Indians
- 1945, Appointment with Death
- 1946, Murder on the Nile
- 1949, Murder at the Vicarage
- 1951, The Hollow
- 1952, The Mousetrap
- 1953, Witness for the Prosecution
- 1954, Spider's Web
- 1956, Towards Zero
- 1958, Verdict
- 1958, The Unexpected Guest
- 1960, Go Back for Murder
- 1962, Rule of Three
- 1972, Fiddler's Three
- 1973, Aknaton (viết năm 1937)
- 1977, A Murder is Announced
- 1981, Cards on the Table
- 1992, Problem at Pollensa Bay
- 1993, Murder is Easy
- 2005, And Then There Were None
Kịch truyền thanh
- 1937, Yellow Iris
- 1947, Three Blind Mice
- 1948, Butter In a Lordly Dish
- 1960, Personal Call
Kịch truyền hình
- 1937, Wasp's Nest
Tác phẩm khác
- 1946, "Come Tell Me How You Live"
- 1977, "Agatha Christie: An Autobiography"
Tham khảo
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Agatha Christie. |