Мы используем файлы cookie.
Продолжая использовать сайт, вы даете свое согласие на работу с этими файлами.

Bệnh Creutzfeldt-Jakob

Подписчиков: 0, рейтинг: 0
Creutzfeldt–Jakob disease
Tên khác Classic Creutzfeldt–Jakob disease
Ảnh chụp cộng hưởng từ của não bệnh nhân CJD
Phát âm
Khoa/Ngành Thần kinh học
Triệu chứng
  • Giai đoạn đầu: các vấn đề về trí nhớ, thay đổi hành vi, phối hợp kém, rối loạn thị giác
  • Giai đoạn cuối: sa sút trí tuệ, cử động không tự chủ, mù, suy nhược, hôn mê
Biến chứng Viêm phổi do hít thở khó khăn
Khởi phát Khoảng 60
Diễn biến 70% tử vong trong vòng một năm sau khi chẩn đoán
Loại Rời rạc (đột biến), Gia đình (di truyền), Do gen (mắc phải), Biến thể (nhiễm phải)
Nguyên nhân Prion
Yếu tố nguy cơ Có ít nhất một tổ tiên còn sống hoặc đã qua đời mắc bệnh (trong trường hợp CJD di truyền)
Phương pháp chẩn đoán Dựa trên các triệu chứng và xét nghiệm y tế sau khi loại trừ các nguyên nhân có thể khác
Chẩn đoán phân biệt Viêm não, viêm màng não mãn tính, bệnh Huntingt, bệnh Alzheimer
Điều trị Chăm sóc hỗ trợ
Thuốc Để giảm đau: Morphine, Methadone
Tiên lượng Chắc chắn tử vong
Dịch tễ 1 phần triệu mỗi năm

Bệnh Creutzfeldt-Jakob (CJD), còn được gọi là bệnh não xốp bán cấp hoặc bệnh rối loạn nhận thức thần kinh do prion, là một rối loạn thoái hóa não gây tử vong. Các triệu chứng ban đầu bao gồm các vấn đề về trí nhớ, thay đổi hành vi, phối hợp vận động kém và rối loạn thị giác. Các triệu chứng sau đó bao gồm mất trí nhớ, cử động không tự chủ, mù, suy nhược và hôn mê. Khoảng 70% số người bệnh chết trong vòng một năm sau khi được chẩn đoán. Tên bệnh Creutzfeldt – Jakob được đặt ra bởi Walther Spielmeyer vào năm 1922, theo tên của các nhà thần kinh học người Đức Hans Gerhard CreutzfeldtAlfons Maria Jakob

CJD là do một loại protein bất thường được gọi là prion gây ra. Các prion truyền nhiễm là các protein bị biến dạng có thể khiến các protein thường bị biến dạng theo Khoảng 85% các trường hợp của CJD xảy ra vì những lý do không rõ, trong khi khoảng 7,5% các trường hợp là do di truyền từ cha mẹ Tiếp xúc với mô não hoặc tủy sống của người bệnh cũng có thể dẫn đến lây bệnh. Không có bằng chứng cho thấy CJD thể lẻ tẻ có thể lây lan giữa mọi người qua tiếp xúc thông thường hoặc truyền máu, mặc dù điều này có thể xảy ra ở biến thể khác của bệnh này. Chẩn đoán bao gồm việc loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác. Chụp điện não đồ, chích cột sống, hoặc chụp ảnh cộng hưởng từ có thể hỗ trợ việc chẩn đoán.

Hiện nay không có cách điều trị cụ thể cho CJD. Thuốc có thể được dùng để giảm đau, trong khi clonazepam hoặc natri valproate có thể giúp giảm các cử động không tự chủ CJD ảnh hưởng đến khoảng một phần triệu người mỗi năm. Khởi phát thường xảy ra vào khoảng 60 tuổi. Căn bệnh này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1920. Nó được phân loại là một loại bệnh não xốp có thể truyền nhiễm. CJD do di truyền chiếm khoảng 10% các trường hợp bệnh CJD thể lẻ tẻ khác với bệnh não xốp ở bò (bệnh bò điên) và các biến thể khác của bệnh Creutzfeldt – Jakob (vCJD).

Dấu hiệu và triệu chứng

Triệu chứng đầu tiên của CJD thường là chứng sa sút trí tuệ tiến triển nhanh chóng, dẫn đến mất trí nhớ, thay đổi nhân cách và ảo giác. Rung giật cơ (cử động giật) thường xảy ra trong 90% trường hợp, nhưng cũng có thể không xảy ra trong giai đoạn khởi phát ban đầu Các đặc điểm thường xuất hiện khác bao gồm lo lắng, trầm cảm, hoang tưởng, các triệu chứng ám ảnh cưỡng chế và rối loạn tâm thần. Các triệu chứng này đi kèm với các vấn đề về thể chất như mất dần khả năng nói, rối loạn chức năng thăng bằng và phối hợp vận động, thay đổi dáng đi và tư thế cứng nhắc. Ở hầu hết những người bị CJD, các triệu chứng này đi kèm với các cử động không tự chủ. Thời gian của bệnh rất khác nhau, nhưng CJD lẻ tẻ (không di truyền) có thể gây tử vong trong vòng vài tháng hoặc thậm chí vài tuần. Hầu hết nạn nhân chết trong sáu tháng kể từ khi các triệu chứng ban đầu xuất hiện, thường là bởi viêm phổi do phản xạ ho bị suy giảm. Khoảng 15% những người mắc CJD sống sót trong hai năm trở lên.

Các triệu chứng của CJD là do sự chết đi dần dần của các tế bào thần kinh của não, có liên quan đến sự tích tụ của các protein prion bất thường hình thành trong não. Khi mô não của một người mắc CJD được kiểm tra dưới kính hiển vi, có thể nhìn thấy nhiều lỗ nhỏ nơi các tế bào thần kinh đã chết. Các bộ phận của não nơi các prion đã lây nhiễm vào, có thể trở nên giống như một miếng bọt biển, do có nhiều lỗ nhỏ hình thành bên trong.

Nguyên nhân

CJD là một loại bệnh xốp não có thể truyền nhiễm (TSE), bệnh do prion gây ra. Prion là những protein bị biến dạng xuất hiện trong tế bào thần kinh của hệ thần kinh trung ương (CNS). Chúng được cho là có thể ảnh hưởng đến các quá trình truyền tín hiệu, làm hỏng các tế bào thần kinh và dẫn đến thoái hóa, gây ra hình dạng bọt biển trong vùng não bị ảnh hưởng.

Các prion gây ra CJD là nguy hiểm bởi vì nó thúc đẩy việc tái tổ hợp các prion khác là nguồn gốc gây ra tình trạng bệnh Số lượng phân tử protein bị biến dạng sẽ tăng theo cấp số nhân và quá trình này dẫn đến một lượng lớn prion được tạo ra, khiến hàng loạt tế bào bị ảnh hưởng. Khối lượng protein biến dạng này sẽ phá vỡ chức năng tế bào thần kinh và gây chết tế bào. Khi các prion được truyền đi, các protein khiếm khuyết này sẽ xâm nhập vào các tế bào não và tạo ra các phân tử prion biến dạng khác, trong một vòng lặp tự duy trì. Những bệnh thoái hóa thần kinh này thường được gọi là bệnh prion.

Một người cũng có thể mắc bệnh CJD vì họ mang đột biến gen mã hóa protein prion (PRNP). Nguyên nhân này chỉ xảy ra trong khoảng 5–10% của tất cả các trường hợp mắc CJD. Trong một số trường hợp lẻ tẻ, sự sắp xếp nhầm của protein tạo thành prion là một quá trình được giả thuyết là đã xảy ra do tác động của quá trình lão hóa đối với bộ máy tế bào, giải thích tại sao căn bệnh này thường xuất hiện ở những người cao tuổi Một nghiên cứu của EU xác định rằng "87% các trường hợp mắc CJD là thể lẻ tẻ, 8% do di truyền, 5% do đột biến gien và ít hơn 1% là do các nguyên nhân khác."

Quá trình lây truyền

Ảnh chụp não của người bệnh CJD

Thể đạm độc (Prion) có thể được truyền qua các sản phẩm não người bị nhiễm bệnh, ghép giác mạc ghép màng cứng hoặc cấy ghép điện cực và tiêm hormone tăng trưởng lấy từ người bị nhiễm bệnh

Nó có thể là một bệnh di truyền trong gia đình (fCJD); hoặc có thể xuất hiện mà không có các yếu tố nguy cơ rõ ràng (thể lẻ tẻ: sCJD). Ở dạng gia đình, một đột biến đã xảy ra trong gen của PrP, PRNP, trong gia đình đó. Tất cả các loại CJD đều có thể lây truyền bất kể nguyên nhân của chúng là như thế nào.

Người ta cho rằng con người cũng có thể lây nhiễm dạng biến thể của bệnh này khi ăn thức ăn làm từ thịt động vật bị nhiễm bệnh xốp não ở bò (BSE), dạng TSE ở bò còn được gọi là bệnh bò điên. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra sCJD trong một số trường hợp.

Ăn thịt đồng loại cũng được coi là một cơ chế lây truyền các prion bất thường, gây ra căn bệnh được gọi là "kuru", từng được tìm thấy chủ yếu ở phụ nữ và trẻ em của người ForePapua New Guinea. Trong khi đàn ông của bộ tộc ăn mô cơ của người đã khuất, phụ nữ và trẻ em lại ăn các bộ phận khác, chẳng hạn như não, và do đó họ có nhiều khả năng bị nhiễm kuru từ mô bị nhiễm bệnh hơn nam giới.

Prion, tác nhân lây nhiễm CJD, có thể không bị tiêu diệt bằng các thủ tục khử trùng dụng cụ phẫu thuật thông thường. Tổ chức Y tế Thế giới và Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ khuyến cáo các thiết bị y tế được sử dụng đối với bệnh nhân CJD cần được tiêu hủy ngay sau khi sử dụng; nếu không tiêu hủy thì nên sử dụng kết hợp khử nhiễm bằng nhiệt và hóa chất để xử lý các dụng cụ đã tiếp xúc với các mô có khả năng lây nhiễm cao. Quá trình khử phân tử bằng nhiệt cũng phá hủy prion trong chất hữu cơ và vô cơ bị nhiễm, vì quá trình này tấn công vào thành phần hóa học của protein ở cấp độ phân tử, mặc dù có các phương pháp hiệu quả và thực tế hơn bằng sự kết hợp của chất tẩy rửa và enzym tương tự như bột giặt sinh học

Chẩn đoán

Xét nghiệm CJD trước đây là một vấn đề khó, do tính chất không đặc trưng của các triệu chứng ban đầu và sự khó khăn trong việc lấy mô não một cách an toàn để xác nhận. Triệu chứng nghi ngờ để chẩn đoán ở một người là việc bị sa sút trí tuệ tiến triển nhanh, đặc biệt là khi họ cũng có các dấu hiệu và triệu chứng y tế đặc trưng như co giật cơ không tự chủ, khó phối hợp/giữ thăng bằng và đi lại, và rối loạn thị giác Các xét nghiệm bổ sung có thể hỗ trợ chẩn đoán bao gồm:

  • Điện não đồ - có thể có dạng sóng sắc nét theo chu kỳ tổng quát đặc trưng. Các phức hợp sóng nhọn theo chu kỳ phát triển ở một nửa số người mắc CJD thể lẻ tẻ, đặc biệt là trong các giai đoạn sau.
  • Lấy Dịch não tủy (CSF) phân tích cấp cao của 14-3-3 protein có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán sCJD. Tuy nhiên, kết quả dương tính không được coi là đủ cho chẩn đoán. Xét nghiệm Real-Time Quaking-Induced Conversion (RT-QuIC) có độ nhạy chẩn đoán hơn 80% và độ đặc hiệu gần 100% trong việc phát hiện PrPSc trong các mẫu dịch não tủy của những người bệnh CJD Do đó, nó được đề xuất là một phương pháp chẩn đoán có giá trị cao đối với căn bệnh này.
  • Chụp MRI bộ não.

Trong những năm gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất chỉ điểm khối u đặc hiệu Neuron enolase (NSE) thường tăng cao trong các trường hợp CJD; tuy nhiên, lợi ích chẩn đoán của nó chủ yếu được thấy khi kết hợp với xét nghiệm protein 14-3-3 Tính đến năm 2010, các xét nghiệm sàng lọc để xác định các cá nhân không có triệu chứng nhiễm bệnh, chẳng hạn như người hiến máu, vẫn chưa có sẵn, mặc dù các phương pháp đã được đề xuất và đánh giá.

Hình ảnh

Chụp ảnh não có thể được thực hiện trong quá trình đánh giá y tế, vừa để loại trừ các nguyên nhân khác vừa để thu thập bằng chứng hỗ trợ cho việc chẩn đoán. Các phát hiện từ hình ảnh có thể thay đổi về diện mạo, và cũng có thể thay đổi về độ nhạy và độ đặc hiệu. Trong khi hình ảnh đóng vai trò ít hơn trong chẩn đoán CJD, phát hiện đặc trưng khi chụp MRI não trong một số trường hợp có thể báo trước sự khởi phát của các biểu hiện lâm sàng.

Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) não là phương thức hình ảnh hữu ích nhất để phát hiện những thay đổi liên quan đến CJD. Trong số các chuỗi ảnh MRI, các chuỗi hình ảnh có trọng số khuếch tán cao là nhạy nhất. Các phát hiện đặc trưng như sau:

Ảnh chụp dwMRI, FDG PET của não bệnh nhân mắc sCJD ở tuổi 66
  • Hạn chế khuếch tán khu trú hoặc lan tỏa liên quan đến vỏ não và/hoặc hạch nền. Trong khoảng 24% trường hợp, DWI chỉ cho thấy tình trạng tăng mẫn cảm vỏ não; trong 68% cho thấy bất thường ở vỏ não và dưới vỏ não; và trong 5% chỉ tìm thấy các dị thường dưới vỏ não. Bất thường vỏ não nổi bật và mang tính đặc trưng nhất được gọi là "co cứng vỏ não" hoặc "dấu hiệu dải băng vỏ não" do hiện tượng giống như các dải băng xuất hiện trong vỏ não trên hình ảnh MRI.
  • Mức độ thay đổi của tín hiệu cường độ T2 đối xứng thay đổi ở các hạch nền (ví dụ: caudate và putamen), và ở mức độ thấp hơn là globus pallidus và vỏ chẩm.
  • Teo tiểu não

FDG PET-CT não có xu hướng bất thường rõ rệt, và ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong việc kiểm tra chứng sa sút trí tuệ.

  • Bệnh nhân bị CJD thông thường sẽ bị giảm chuyển hóa trên FDG PET.

Mô bệnh học

Thay đổi mô não của bệnh nhân CJD

Xét nghiệm mô vẫn là cách xác nhận chắc chắn nhất để chẩn đoán CJD, mặc dù phải lưu ý rằng ngay cả sinh thiết cũng không phải lúc nào cũng đủ để kết luận được.

Ở một phần ba số người bị CJD thể lẻ tẻ, có thể tìm thấy chất lắng đọng của protein prion PrPSc trong cơ xương và/hoặc lá lách. Chẩn đoán vCJD có thể được hỗ trợ bằng sinh thiết amidan, nơi chứa một lượng đáng kể PrPSc; tuy nhiên, sinh thiết mô não là xét nghiệm chẩn đoán khá chắc chắn cho tất cả các dạng bệnh prion khác. Do tính xâm lấn của nó, sinh thiết sẽ không được thực hiện nếu nghi ngờ lâm sàng chưa đủ cao. Kết quả sinh thiết âm tính vẫn không loại trừ khả năng bị CJD, vì nó có thể chỉ xảy ra trong một phần cụ thể của não.

Biểu hiện mô học cổ điển là sự thay đổi thành dạng xốp trong chất xám: sự hiện diện của nhiều vùng không bào tròn, kích thước từ 1 đến 50 micromet trong bộ não, ở cả sáu lớp vỏ trong vỏ não hoặc tiểu não. Hao hụt tế bào thần kinh và bệnh thần kinh đệm cũng được nhìn thấy Các mảng vật chất giống amyloid có thể được nhìn thấy trong vỏ não trong một số trường hợp CJD.

Tuy nhiên, một số dấu hiệu cũng có thể được nhìn thấy trong tình trạng bệnh khác. Không bào vỏ não khuếch tán cũng xảy ra trong bệnh Alzheimer, và không bào vỏ não cũng xảy ra trong bệnh thiếu máu cục bộ và sa sút trí tuệ vùng trán. Các không bào này xuất hiện rõ ràng và tạo thành lỗ. Các vùng không bào lớn hơn bao quanh tế bào thần kinh, mạch máu và tế bào thần kinh đệm là một yếu tố có thể có trong quá trình xử lý.

Phân loại

Các loại CJD bao gồm:

  • Không thường xuyên (sCJD), gây ra bởi sự xuất hiện tự phát của prion trong một cá thể. Dạng này chiếm 85% các trường hợp CJD.
  • Gia đình (fCJD), do đột biến di truyền trong gen tạo ra prion. Dạng này chiếm phần lớn trong số 15% các trường hợp CJD khác.
  • CJD mắc phải, gây ra do nhiễm bẩn mô của người bị bệnh, thường là kết quả của một thủ thuật y tế (CJD iatrogenic). Các thủ thuật y tế liên quan đến sự lây lan của dạng CJD này bao gồm truyền máu từ người bị nhiễm bệnh, sử dụng hormone tăng trưởng tuyến yên có nguồn gốc từ người, liệu pháp hormone gonadotropin, cấy ghép giác mạc và màng não. Bệnh Creutzfeldt-Jakob biến thể (vCJD) là một loại CJD mắc phải có khả năng là do lây từ bệnh não xốp ở bò hoặc do tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm prion.
Clinical and pathologic characteristics
Characteristic Classic CJD Variant CJD
Tuổi trung bình khi chết 68 tuổi 28 tuổi
Thời gian bị bệnh trung bình 4–5 tháng 13–14 tháng
Các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng sa sút trí tuệ; dấu hiệu bệnh thần kinh sớm Các triệu chứng tâm thần/hành vi không kiểm soát; đau bụng khó tiêu; dấu hiệu bệnh thần kinh chậm
Sóng sắc nét theo chu kỳ trên điện não đồ Thường xuyên có mặt Thường xuyên vắng mặt
Sự hiện diện của mảng amyloid trong mô não Có thể có mặt Có thể có mặt

Chữa trị

Tính đến năm 2022, không có phương pháp chữa trị hiệu quả cho CJD. Có thể kiểm soát được một số triệu chứng như co giật, hoặc nếu không thì điều trị chủ yếu là chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân Các triệu chứng tâm thần như lo lắng và trầm cảm có thể được điều trị bằng thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm. Có thể xử lý co giật bằng clonazepam hoặc natri valproat. Thuốc phiện có thể giúp giảm đau. Co giật rất hiếm gặp nhưng có thể được điều trị bằng thuốc chống động kinh.

Tiên lượng

Căn bệnh này luôn gây tử vong. Tính đến năm 1981, không ai được biết là đã sống lâu hơn 2,5 năm sau khi bắt đầu các triệu chứng bệnh CJD. Tính đến 2011, người được ghi nhận mắc bệnh vCJD đã sống sót lâu nhất là Jonathan Simms, một người đàn ông Bắc Ireland đã sống thêm được 10 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh.

Dịch tễ học

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) theo dõi sự xuất hiện của bệnh CJD ở Hoa Kỳ thông qua các đánh giá định kỳ về dữ liệu tử vong quốc gia. Theo CDC thì:

  • CJD xảy ra trên toàn thế giới với tỷ lệ khoảng 1 trường hợp trên một triệu người mỗi năm.
  • Trên cơ sở giám sát tử vong từ năm 1979 đến năm 1994, tỷ lệ mắc bệnh CJD hàng năm vẫn ổn định ở mức khoảng 1 trường hợp trên một triệu người ở Hoa Kỳ.
  • Tại Hoa Kỳ, số ca tử vong do CJD ở những người dưới 30 tuổi là cực kỳ hiếm (ít hơn 5 ca tử vong/1 tỷ người mỗi năm).
  • Căn bệnh này được phát hiện thường xuyên nhất ở những người từ 55–65 tuổi, nhưng các trường hợp bệnh có thể xảy ra ở những người trên 90 tuổi và dưới 55 tuổi.
  • Trong hơn 85% trường hợp, thời gian mắc CJD là dưới 1 năm (trung bình: bốn tháng) sau khi khởi phát các triệu chứng.

Thông tin thêm từ CDC:

  • Nguy cơ mắc bệnh CJD tăng lên theo độ tuổi.
  • Tỷ lệ mắc CJD là 3,5 trường hợp trên một triệu người ở những người trên 50 tuổi (thống kê từ năm 1979 đến năm 2017).
  • Khoảng 85% các trường hợp CJD và 10-15% các trường hợp CJD là do đột biến di truyền của gen tạo ra prion.
  • Số ca tử vong do CJD và tỷ lệ tử vong được điều chỉnh theo độ tuổi ở Hoa Kỳ cho thấy xu hướng ngày càng tăng về số ca tử vong từ năm 1979 đến năm 2017.

Mặc dù chưa được tìm hiểu đầy đủ, thông tin bổ sung cho thấy tỷ lệ CJD ở người Mỹ gốc Phi và các nhóm da màu thấp hơn so với người da trắng. Trong khi thời gian khởi phát trung bình là khoảng 67 tuổi, các trường hợp sCJD đã được báo cáo rải khắp từ 17 tuổi đến trên 80 tuổi. Khả năng trí tuệ suy giảm nhanh chóng và khoảng thời gian trung bình từ khi bắt đầu có triệu chứng đến khi tử vong là 7 đến 9 tháng.

Theo một đánh giá quốc tế có hệ thống năm 2020 về dịch tễ học về CJD:

  • Các nghiên cứu giám sát từ năm 2005 trở về sau cho thấy tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu ước tính là 1–2 trường hợp trên một triệu người mỗi năm.
  • Tỷ lệ mắc CJD thể lẻ tẻ (sCJD) tăng từ những năm 1990–2018 ở Anh.
  • Các trường hợp tử vong do sCJD có thể xảy ra hoặc xác định được cũng tăng trong những năm 1996–2018 ở 12 quốc gia khác.
  • Tỷ lệ mắc CJD cao nhất là ở những người trên 55 tuổi, với độ tuổi trung bình là 67 tuổi.

Cường độ giám sát CJD làm tăng số trường hợp được báo cáo, thường là ở các quốc gia nơi CJD đã xảy ra trong quá khứ và nơi có nguồn lực giám sát lớn nhất. Các yếu tố có thể góp phần làm tăng tỷ lệ mắc CJD là dân số già hóa, sự gia tăng dân số, nhận thức của các bác sĩ khám lâm sàng và các phương pháp chẩn đoán chính xác hơn. Vì các triệu chứng của CJD có nhiều điểm tương tự như các tình trạng thần kinh khác, nên cũng có thể CJD đã bị nhầm với đột quỵ, bệnh thận cấp tính, sa sút trí tuệ nói chung và cường giáp.

Lịch sử

Căn bệnh này được các nhà thần kinh học người Đức là Hans Gerhard Creutzfeldt mô tả lần đầu tiên vào năm 1920 và ngay sau đó là Alfons Maria Jakob, người đặt cho nó cái tên là Creutzfeldt – Jakob. Một số phát hiện lâm sàng được mô tả trong bài báo đầu tiên của họ không phù hợp với tiêu chí chẩn đoán hiện tại đối với bệnh Creutzfeldt-Jakob, và người ta suy đoán rằng ít nhất hai người trong số những bệnh nhân trong các nghiên cứu ban đầu đã mắc một chứng bệnh khác Mô tả ban đầu về CJD thể gia đình bắt nguồn từ bác sĩ tâm thần và nhà thần kinh học người Đức Friedrich Meggendorfer (1880–1953). Một nghiên cứu được công bố vào năm 1997 đã thống kê hơn 100 trường hợp mắc CJD truyền nhiễm trên toàn thế giới và các trường hợp mới tiếp tục xuất hiện sau thời điểm đó.

Báo cáo đầu tiên về việc nghi ngờ bệnh CJD có thể truyền nhiễm được xuất bản vào năm 1974. Thí nghiệm trên động vật cho thấy ghép giác mạc của động vật bị nhiễm bệnh có thể truyền CJD, và lây lan tác nhân gây bệnh dọc theo dây thần kinh thị giác. Một trường hợp thứ hai của CJD liên quan đến ghép giác mạc đã được báo cáo mà không có chi tiết. Năm 1977, lần đầu tiên đã có báo cáo về sự lây truyền CJD gây ra bởi các điện cực bạc trong não của một người mắc CJD. Sự lây truyền xảy ra mặc dù đã khử trùng các điện cực bằng etanolfomandehit. Các nghiên cứu hồi cứu đã xác định bốn trường hợp khác có thể có nguyên nhân tương tự. Tỷ lệ lây truyền từ một dụng cụ bị nhiễm độc là không rõ, mặc dù nó không phải là 100%. Trong một số trường hợp, sự phơi nhiễm xảy ra vài tuần sau khi các thiết bị được sử dụng trên một người bị CJD. Vào những năm 1980, người ta phát hiện ra rằng Lyodura, một sản phẩm cấy ghép màng cứng có thể truyền bệnh Creutzfeldt-Jakob từ người cho sang người nhận. Điều này dẫn đến việc sản phẩm này bị cấm ở Canada, nhưng nó vẫn được sử dụng ở các nước khác như Nhật Bản cho đến năm 1993.

Một bài báo đánh giá được xuất bản vào năm 1979 chỉ ra rằng 25 trường hợp lây truyền qua Lyodura đã xảy ra tính đến khi đó ở Úc, Canada, Đức, Ý, Nhật Bản, New Zealand, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Đến năm 1985, một loạt các báo cáo ở Hoa Kỳ cho thấy rằng hormone tăng trưởng tuyến yên của con người được chiết xuất từ ​​tử thi có thể truyền CJD cho người được tiêm.

Năm 1992, người ta đã công nhận rằng gonadotropin của con người được sử dụng bằng cách tiêm cũng có thể truyền CJD từ người này sang người khác.

Stanley B. Prusiner thuộc Đại học California, San Francisco (UCSF) đã được trao giải Nobel Y học vào năm 1997 cho việc phát hiện ra Prion - một cơ chế sinh học mới của sự lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nhà giải phẫu thần kinh Laura Manuelidis của Đại học Yale đã thách thức cách giải thích về việc protein prion (PrP) là nguyên nhân căn bệnh này. Vào tháng 1 năm 2007, cô và các đồng nghiệp báo cáo rằng họ đã tìm thấy một loại virút dạng hạt ở động vật bị nhiễm tự nhiên và thực nghiệm.

Australia

Tính tới đầu năm 2015, Úc đã ghi nhận 10 trường hợp mắc CJD do lây nhiễm (iCJD). 5 trong số các bệnh nhân này là những người đang điều trị vô sinh hoặc thấp lùn, được điều trị bằng cách sử dụng hormone chiết xuất từ tuyến yên của người bị nhiễm bệnh, nhưng không có trường hợp lây nhiễm mới nào được ghi nhận kể từ năm 1991. Năm trường hợp khác xảy ra do các thủ thuật ghép màng cứng được thực hiện trong quá trình phẫu thuật não, trong đó lớp phủ của não được phẫu thuật. Không có trường hợp tử vong do iCJD nào khác được ghi nhận ở Úc do lây truyền trong quá trình chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên, Carol Willesee, vợ cũ của phóng viên người Úc Mike Willesee, đã chết vì iCJD thể lẻ tẻ vào tháng 12 năm 2006.

New Zealand

Một trường hợp được báo cáo vào năm 1989 ở một người đàn ông 25 tuổi đến từ New Zealand, người cũng được cấy ghép màng cứng. Năm người New Zealand được xác nhận đã chết vì thể lẻ tẻ của bệnh Creutzfeldt – Jakob (CJD) vào năm 2012.

Hoa Kỳ

Năm 1988, một người ở Manchester, New Hampshire đã tử vong do CJD. Bệnh viện Đa khoa Massachusetts tin rằng người này lây bệnh từ một dụng cụ phẫu thuật tại văn phòng bác sĩ nhi khoa. Vào tháng 9 năm 2013, một người khác ở Manchester được xác định là đã chết vì căn bệnh này. Người này đã trải qua cuộc phẫu thuật não tại Trung tâm Y tế Công giáo ba tháng trước khi ông qua đời, và một đầu dò phẫu thuật được sử dụng trong quy trình này sau đó đã được sử dụng lại trong các ca phẫu thuật khác. Các quan chức y tế công cộng đã xác định 13 người tại ba bệnh viện có thể đã tiếp xúc với căn bệnh này qua đầu dò bị nhiễm mầm bệnh, nhưng cho biết nguy cơ mắc CJD của bất kỳ ai trong đó là "cực kỳ thấp."

Vào tháng 1 năm 2015, cựu diễn giả của Hạ viện bang Utah, [ơRebecca D. Lockhart]] qua đời vì căn bệnh này trong vòng vài tuần sau khi được chẩn đoán. John Carroll, cựu biên tập viên của tờ The Baltimore Sun và Los Angeles Times, đã chết vì CJD ở Kentucky vào tháng 6 năm 2015, sau khi được chẩn đoán vào tháng Giêng. Nữ diễn viên người Mỹ Barbara Tarbuck (các phim Bệnh viện đa khoa, American Horror Story) chết vì căn bệnh này vào ngày 26 tháng 12 năm 2016.

Nghiên cứu

Chẩn đoán

  • Năm 2010, một nhóm nghiên cứu từ New York đã mô tả phương pháp phát hiện PrPSc trong máu cừu, ngay cả khi xác suất chỉ là một phần 100 tỷ (10-11) trong mô não của cừu. Phương pháp này kết hợp việc khuếch đại với một công nghệ mới được gọi là xét nghiệm miễn dịch sợi quang bao quanh (SOFIA) và một số kháng thể đặc hiệu chống lại PrPSc. Kỹ thuật này cho phép cải thiện thời gian phát hiện và kiểm tra PrPSc.
  • Vào năm 2014, một nghiên cứu trên người đã chỉ ra một phương pháp lấy mẫu có thể phát hiện chính xác PrP trong các tế bào biểu mô khứu giác của những người mắc bệnh CJD.

Trị liệu

  • Trước đây Pentosan polysulphate (PPS) được cho là có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh, và có thể đã góp phần vào thời gian sống lâu hơn dự kiến ​​của 7 người được nghiên cứu. Nhóm Cố vấn Trị liệu CJD cho Bộ Y tế Vương quốc Anh khuyến cáo rằng dữ liệu không đủ để hỗ trợ tuyên bố rằng pentosan polysulphate là một phương pháp điều trị hiệu quả và gợi ý rằng việc nghiên cứu thêm trên các động vật là phù hợp. Một đánh giá năm 2007 về việc điều trị 26 người bị PPS đã không tìm thấy bằng chứng về hiệu quả vì thiếu các tiêu chí khách quan được chấp nhận
  • Việc sử dụng can thiệp RNA để làm chậm sự tiến triển của bệnh đã được nghiên cứu trên chuột. RNA ngăn chặn việc sản xuất protein mà quá trình bệnh CJD biến đổi thành prion. Nghiên cứu này không có khả năng dẫn đến một liệu pháp điều trị cho con người trong nhiều năm.
  • Cả amphotericin Bdoxorubicin đều đã được nghiên cứu làm phương pháp điều trị CJD, nhưng vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn rằng một trong hai loại thuốc này có hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh. Các nghiên cứu sâu hơn đã được thực hiện với các loại thuốc y tế khác, nhưng không có loại nào hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc chống co giật và thuốc an thần, chẳng hạn như valproate hoặc benzodiazepine, có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng liên quan của bệnh
  • Quinacrine, một loại thuốc ban đầu được tạo ra cho bệnh sốt rét, đã được đánh giá là một phương pháp điều trị CJD. Hiệu quả của quinacrine đã được đánh giá trong một thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt ở Anh và kết quả đã được công bố trên tạp chí Lancet Neurology và kết luận rằng quinacrine không có tác dụng đo lường được đối với diễn biến lâm sàng của CJD.
  • Astemizole, một loại thuốc được phép sử dụng cho người, đã được phát hiện là có hoạt tính chống prion và có thể tạo ra nền tảng phương pháp điều trị bệnh Creutzfeldt-Jakob.
  • Việc sử dụng các Antisense oligonucleotide để làm chậm sự tiến triển của CJD đang được nghiên cứu và cho thấy hoạt động đầy hứa hẹn trên các thí nghiệm ở chuột.

Xem thêm

Nguồn dẫn

External links


Tham khảo


Новое сообщение