Danh sách thuật ngữ đại dịch COVID-19 là danh sách định nghĩa các thuật ngữ liên quan đến đại dịch COVID-19. Đại dịch đã tạo và phổ biến hóa nhiều thuật ngữ lên quan đến bệnh và họp trực tuyến.
B
Bão cytokine
Một thuật ngữ dùng để chỉ phản ứng miễn dịch quá mức dẫn đến suy đa tạng.
Bệnh lây truyền từ động vật
Một thuật ngữ dùng để chỉ một căn bệnh có nguồn gốc từ động vật, đã biến đổi để lây nhiễm cho con người.
C
ComirNaty
Tên thương mại dành cho vắc-xin COVID-19 đã được FDA cấp phép của hãng Pfizer, được phân phối từ ngày 21 tháng 8 năm 2021. Loại vắc-xin này còn có một vài tên gọi khác được in trên lọ.
Covidiot
Một người bỏ qua các hướng dẫn an toàn, có khả năng lây truyền COVID-19.
D
Doomscrolling
Liên tục đọc các tin tức tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tâm thần của người đọc.
F
Fomite
Một vật thể hoặc bề mặt có thể chứa virus hoặc vi khuẩn lây truyền, trở thành vật trung gian lây nhiễm bệnh.
G
Giãn cách xã hội
Còn gọi là "giãn cách vật lý", là việc giữ khoảng cách nhất định với những người khác nhằm ngăn bệnh lây lan.
L
Làm phẳng đường cong
Chiến lược y tế công cộng nhằm làm giảm tốc độ lây truyền của virus bằng các hạn chế tự nguyện và bắt buộc đối với các tương tác xã hội.
Lây nhiễm cộng đồng
Sự lây lan của một bệnh truyền nhiễm tới một người không rõ tiếp xúc với những người nhiễm bệnh khác.
Lây nhiễm không triệu chứng
Sự lây lan của một bệnh truyền nhiễm từ những người không hoặc chưa có triệu chứng.
Long-hauler
Một thuật ngữ được dùng để chỉ những người đã nhiễm COVID-19 và biểu hiện triệu chứng trong khoảng thời gian dài hơn so với phần lớn những người đã khỏi bệnh.
M
Miễn dịch cộng đồng
Một thuật ngữ dùng để mô tả tình hình khi một bộ phận lớn dân số xác định đã có miễn dịch với một bệnh nhờ tiêm chủng hoặc phơi nhiễm bệnh từ trước đó.
Q
Quarantini
Một sự kiện happy hour ảo.
R
R0
Một thông số dùng để đo mức độ của một đợt bùng phát bệnh.
S
Seroprevalence
Số người trong một quần thể xác định đã được phát hiện có kháng thể đối với một căn bệnh.
Siêu lây nhiễm
Hoặc "sự kiện siêu lây nhiễm", là một người hoặc sự kiện làm lây lan bệnh truyền nhiễm cho một số lượng lớn người khác.
T
Tăm bông ngoáy họng
Một loại tăm bông có đầu mềm để lấy mẫu dịch hô hấp ở phía sau họng.
Tăm bông ngoáy mũi
Một loại tăm bông có đầu mềm để lấy mẫu dịch hô hấp ở phía sau mũi.
Tải lượng virus
Dùng để chỉ lượng virus mà một người đã bị phơi nhiễm.
Tế bào chủ
Một tế bào trong cơ thể bị virus xâm nhập và đóng vai trò là vật chủ để sản sinh ra nhiều hạt virus nữa.
Thời gian ủ bệnh
Thời gian để một người bị nhiễm bệnh bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
Tiêm chủng khác loại
Kết hợp nhiều nhãn hiệu hoặc nhiều loại vắc-xin, thay vì chỉ tiêm các mũi vắc-xin cùng loại. Điều này có thể được áp dụng trong các tình huống thực tế như thiếu vắc-xin hoặc nhằm đạt phản ứng miễn dịch tốt hơn.
Truy vết tiếp xúc
Quá trình xác định những người có thể đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
X
Xét nghiệm huyết thanh
Còn gọi là "xét nghiệm kháng thể", là xét nghiệm dùng để xác định một người có từng bị nhiễm virus không bằng cách tìm các kháng thể trong máu.
Xét nghiệm PCR
Viết tắt của "xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase", là xét nghiệm nhằm xác định mẫu bệnh phẩm có chứa vật chất di truyền của một virus không.
Z
Zoom
Một phần mềm họp trực tuyến.
Zoombombing
Hành động tham gia vào một cuộc gọi trên Zoom của những người không quen biết nhằm chọc phá.
Tham khảo
Liên kết ngoài
|
|
|
|
|
Vấn đề y tế |
Các chủ đề y khoa |
|
Xét nghiệm và dịch tễ học |
|
Phòng ngừa |
|
Vắc-xin |
Chủ đề |
|
Đã cấp phép |
|
Đang thử nghiệm |
|
|
Điều trị |
|
|
|
|
Cơ sở |
Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh |
|
Bệnh viện và cơ sở liên quan |
|
Tổ chức |
|
|
|
Nhân vật |
Chuyên gia y tế |
|
Nhà nghiên cứu |
|
Quan chức |
WHO |
|
Các quốc gia và vùng lãnh thổ |
|
|
Khác |
|
Tử vong |
|
|
|
|