Продолжая использовать сайт, вы даете свое согласие на работу с этими файлами.
Béo phì
Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động trong giới hạn nhất định. "Cân nặng nên có" của mỗi người thường ở vào độ tuổi 25-30. Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI) để nhận định tình trạng gầy béo. Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp và ung thư. Nỗi lo béo phì làm mọi người cảm thấy tự ti về bản thân mình.
Hiện nay tình hình thừa cân và béo phì đang tǎng lên với tốc độ báo động không những ở các quốc gia phát triển mà ở cả các quốc gia đang phát triển. Đây thật sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai. Tại các nước đang phát triển béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn. Ở Việt Nam tỷ lệ thừa cân và béo phì khoảng 5,6%, 6,5% ở các thành phố lớn; 10,7% ở lứa tuổi 15-49 và 21,9% ở lứa tuổi 40-49. Tỷ lệ béo phì ở trẻ học sinh tiểu học Hà Nội là 4,2% (2013) và 12,2% ở thành phố Hồ Chí Minh (2013).
Phân loại
Béo phì là điều kiện sức khỏe mà trong đó lượng chất béo trong cơ thể tích lũy quá nhiều đến mức mà nó gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nó được xác định bằng chỉ số BMI (body mass index) và hơn nữa là được đánh giá qua sự phân bố mỡ thông qua tỉ lệ eo-hông và tổng các yếu tố rủi ro về tim mạch. BMI có quan hệ gần gũi với tỷ lệ mỡ trong cơ thể và tổng lượng mỡ trong cơ thể.
Dữ liệu tham khảo dựa trên số liệu từ 1963 đến 1994, và điều này không bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng gần đây về cân nặng.
BMI | Phân loại |
---|---|
< 18,5 | gầy |
18,5–24,9 | bình thường |
25,0–29,9 | thừa cân |
30,0–34,9 | béo phì cấp độ I |
35,0–39,9 | béo phì cấp độ II |
≥ 40,0 | béo phì cấp độ III |
BMI được tính bằng cách chia cân nặng (kg) cho bình phương chiều cao (mét) theo công thức:
- Với, W là cân nặng, và H là chiều cao.
Dân số châu Á có chỉ số BMI thấp hơn người Caucasian, do đó một số quốc gia đã định nghĩa lại béo phì; Nhật Bản gọi béo phì khi BMI lớn hơn 25 trong khi Trung Quốc là trên 28.
Đọc thêm
- Gilbert P. August, Sonia Caprio, Ilene Fennoy, Michael Freemark, Francine R. Kaufman, Robert H. Lustig, Janet H. Silverstein, Phyllis W. Speiser, Dennis M. Styne, and Victor M. Montori. "Prevention and Treatment of Pediatric Obesity: An Endocrine Society Clinical Practice Guideline Based on Expert Opinion". Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, doi:10.1210/jc.2007-2458. J Clin Endocrino Metab.
- Bhargava, Alok; Guthrie, J. (2002). “Unhealthy eating habits, physical exercise and macronutrient intakes are predictors of anthropometric indicators in the Women's Health Trial: Feasibility Study in Minority Populations”. British Journal of Nutrition. 88 (6): 719–728. doi:10.1079/BJN2002739. PMID 12493094.
- Bhargava, Alok (2006). “Fiber intakes and anthropometric measures are predictors of circulating hormone, triglyceride, and cholesterol concentration in the Women's Health Trial”. Journal of Nutrition. 136 (8): 2249–2254. PMID 16857849.
- Jebb S. and Wells J. Measuring body composition in adults and children In:Peter G. Kopelman, Ian D. Caterson, Michael J. Stock, William H. Dietz (2005). Clinical obesity in adults and children: In Adults and Children. Blackwell Publishing. tr. 12–28. ISBN 1-4051-1672-2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- Kopelman P., Caterson I. An overview of obesity management In:Peter G. Kopelman, Ian D. Caterson, Michael J. Stock, William H. Dietz (2005). Clinical obesity in adults and children: In Adults and Children. Blackwell Publishing. tr. 319–326. ISBN 1-4051-1672-2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- National Heart, Lung, and Blood Institute (NHLBI) (1998). Clinical Guidelines on the Identification, Evaluation, and Treatment of Overweight and Obesity in Adults (PDF). International Medical Publishing, Inc. ISBN 1-58808-002-1.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- “Obesity: guidance on the prevention, identification, assessment and management of overweight and obesity in adults and children” (PDF). National Institute for Health and Clinical Excellence(NICE). National Health Services (NHS). 2006. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2009.
- Puhl R., Henderson K., and Brownell K. Social consequences of obesity In:Peter G. Kopelman, Ian D. Caterson, Michael J. Stock, William H. Dietz (2005). Clinical obesity in adults and children: In Adults and Children. Blackwell Publishing. tr. 29–45. ISBN 1-4051-1672-2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- Seidell JC. Epidemiology — definition and classification of obesity In:Peter G. Kopelman, Ian D. Caterson, Michael J. Stock, William H. Dietz (2005). Clinical obesity in adults and children: In Adults and Children. Blackwell Publishing. tr. 3–11. ISBN 1-4051-1672-2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- World Health Organization (WHO) (2000). Technical report series 894: Obesity: Preventing and managing the global epidemic (PDF). Geneva: World Health Organization. ISBN 92-4-120894-5. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2013.
Tham khảo
Liên kết ngoài
- Body Mass Index
- Béo phì - Tai họa mới của nhân loại
- Các phương pháp trị béo phì
- Đừng quá "chà đạp" béo phì
- Trẻ béo phì tăng rủi ro bệnh tim mạch
- Trợ thủ mới chống béo phì
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Béo phì. |