Мы используем файлы cookie.
Продолжая использовать сайт, вы даете свое согласие на работу с этими файлами.
Danh sách phương pháp ngụy trang
Другие языки:

Danh sách phương pháp ngụy trang

Подписчиков: 0, рейтинг: 0

Ngụy trang là việc ẩn giấu động vật hoặc đối tượng quan tâm của quân đội bằng bất kỳ phương pháp hoặc tổ hợp các phương pháp nào giúp chúng không bị chú ý. Ví dụ nổi bật hàng đầu cho hành động này là việc sử dụng các họa tiết gây nhiễu có độ tương phản cao thường thấy trên quân phục, nhưng đó không phải là cách duy nhất: thực chất, bất kỳ thứ gì làm chậm quá trình nhận dạng đều có thể được sử dụng để ngụy trang. Ngụy trang liên quan đến sự đánh lừa các giác quan (thường là thị giác), cho dù bằng cách làm cho đối tượng hòa lẫn với nền hoặc làm cho đối tượng giống một thứ gì đó khác mà người quan sát vẫn có thể thấy một cách rõ ràng. Bài viết này liệt kê các phương pháp ngụy trang được sử dụng bởi động vật và quân đội để thoát khỏi sự chú ý.

Quy ước trong bảng

Loài Antennarius striatus được ngụy trang công phu để sống dưới đáy ở vùng biển cận nhiệt đới.

Các phương pháp ngụy trang khác nhau được sử dụng bởi động vật trên cạn, trên không và dưới nước cũng như trong quân sự sẽ được chỉ ra và so sánh trong bảng. Một số phương pháp thường được kết hợp với nhau, ví dụ như loài linh dương bụi rậm vừa sử dụng phương pháp phản bóng trên toàn bộ cơ thể của nó, vừa có màu sắc gây nhiễu với những đốm nhỏ nhạt màu. Cho đến khi phương pháp ngụy trang phản bóng được tìm ra vào những năm 1890, màu sắc tự vệ chủ yếu được cho là màu giống với màu của môi trường, trong khi điều này chắc chắn là quan trọng, cũng có một loạt các phương pháp khác được sử dụng để ngụy trang hiệu quả.

Khi một mục được đánh dấu Phổ biến, phương pháp đó được sử dụng rộng rãi trong môi trường tương ứng, trong hầu hết các trường hợp. Ví dụ, phương pháp phản bóng rất phổ biến đối với các loài động vật trên cạn, nhưng không thường được sử dụng để ngụy trang trong quân sự. Các phương pháp ngụy trang chủ đạo trên đất liền là phản bóngmàu sắc gây nhiễu, được hỗ trợ bởi các phương pháp khác ít gặp hơn. Các phương pháp ngụy trang chủ đạo trong đại dương mở là ngụy trang trong suốt, phản chiếu và đối quang. Phương pháp ngụy trang trong suốt và ngụy trang phản xạ chiếm ưu thế trong độ sâu 100 mét (330 ft) đầu tiên của đại dương; phương pháp ngụy trang đối quang chiếm ưu thế từ khoảng độ sâu 100 mét (330 ft) đến 1.000 mét (3.300 ft). Hầu hết các loài động vật ở biển khơi sử dụng một hoặc nhiều phương pháp này. Ngụy trang quân sự chủ yếu dựa vào việc sử dụng màu sắc gây nhiễu, mặc dù các phương pháp khác như phá vỡ đường viền (đường viền bất thường) cũng được sử dụng và một số khác thì đang được thử nghiệm.

Năm 1890, nhà động vật học người Anh Edward Bagnall Poulton đã phân loại màu sắc động vật theo cách sử dụng của chúng, bao gồm cả ngụy trangbắt chước. Các danh mục của Poulton phần lớn được giữ lại bởi Hugh Cott sau đó vào năm 1940. Các phân loại Poulton có liên quan được liệt kê trong bảng. Trong trường hợp định nghĩa của Poulton có bao gồm phương pháp ngụy trang được nhắc đến nhưng không đặt tên cụ thể cho nó, cụm từ "một trong số các kiểu" sẽ được đặt bên cạnh tên chính trong cột "Phân loại của Poulton".

Tổng hợp các phương pháp ngụy trang

Ví dụ về các phương pháp ngụy trang được sử dụng ở động vật và trong quân đội
Phương pháp Phân loại của

Poulton

Động vật trên cạn và trên không Động vật dưới nước Sử dụng trong quân sự
Bắt chước:

Làm cho giống một đối tượng không phải là mối quan tâm của người quan sát

Giả dạng đặc biệt để tấn công:

Hình thức bắt chước thú săn mồi sử dụng để tránh làm con mồi sợ hãi

Bọ ngựa hoa phong lan

Flower mantis

Cá vây chân

Green frogfish

Ngụy trang xe tăng trong

chiến dịch Bertram
Crusader tank with a 'Sunshield' mimicking a truck in Operation Bertram

Giả dạng đặc biệt để phòng thủ:

Hình thức bắt chước một vật thể khác được con mồi sử dụng để tránh bị động vật đi săn phát hiện

Bướm lá khô

A 'dead leaf' butterfly

Cua nhện san hô mềmA soft coral spider crab hidden on soft coral Cây quan sát trong Thế chiến I, 1916Camouflaged iron observation tree, Vermezeele, 1916 by Andre Mare
Khớp màu:

Có màu sắc giống với môi trường xung quanh

Giả dạng phổ thông để phòng thủ:

làm cho giống với môi trường theo nhiều cách khác nhau

Ếch cây châu Âu

A green European tree frog

Cá hồi nâu

A brown trout in a river

Quân phục kaki, 1910

Greek soldiers in khaki uniforms, 1910

Màu sắc gây nhiễu:

Có những màu sắc tương phản cao để làm gián đoạn đường viền vật thể, làm cho người quan sát không thể nhận ra được đối tượng

Giả dạng phổ thông để phòng thủ (một trong số các kiểu) Cú muỗi mỏ quặp New Guinea
A Papuan frogmouth bird resembling a tree stump
Phổ biến
Cá vây chân khổng lồ

A Commerson's frogfish: disruption and mimicry

Họa tiết gây nhiễu trên quân phục
British 'disruptive pattern material' camouflage pattern for clothing

Phổ biến

Họa tiết gây nhiễu xung quanh mắt:

Loại họa tiết gây nhiễu ở xung quanh hoặc chạy đến mắt, giúp che giấu bộ phận này

Họa tiết ngụy trang liên tục (một trong số các kiểu) (phân loại của Cott) Ếch phổ biển

Common frog with masked eye

Equetus lanceolatusJack-knifefish Nòng pháo xe tăng Sherman Firefly

Sherman Firefly tank showing half of gun barrel disrupted by paintwork

Biến đổi theo mùa:

Có những màu sắc thay đổi cùng với các mùa, thường là từ hè sang đông

Giả dạng phổ thông khả biến để phòng thủ:

Có những màu khác nhau để hòa lẫn vào môi trường trong những mùa khác nhau.

Thỏ Bắc Cực

A snow camouflaged Arctic hare

Ngụy trang trong tuyếtNorwegian Winter War volunteer soldiers in white snow overalls
Phản bóng ở hai bên hay phản bóng Thayer:

Có tông màu chuyển dần từ tối ở phía trên sang sáng ở phía dưới, nhằm loại bỏ hiệu ứng đổ bóng rõ ràng trên cơ thể khi được nhìn từ hai bên

Linh dương bụi rậm

(cũng đồng thời có những đốm trắng gây phân tán)

A bushbuck appearing flat sided through countershading

Phổ biến

Cá mập xanhA countershaded shark Ngụy trang nòng pháo của Hugh Cott'Countershaded guns, 1940
Phản bóng trên/dưới:

Có màu sắc hoặc hoa văn khác nhau ở trên và dưới, để ngụy trang mặt trên cho người quan sát từ trên xuống và mặt dưới cho người quan sát từ dưới lên

Mòng biển

(bụng màu trắng để hợp với nền trời, tăng khả năng săn mồi thành công)

Gulls, white below improves fishing success

Chim cánh cụt

Penguins, black on back, white on belly

Máy bay tiêm kích Supermarine Spitfire

Supermarine Spitfire, pale below, ground coloured above

Ngụy trang đối quang:

Tạo ra ánh sáng nhằm tăng độ sáng của vật thể cho phù hợp với nền sáng của môi trường, như mặt dưới của động vật biển so với mặt biển

Mực đom đóm

Principle of squid counterillumination

Phổ biến

(ở độ sâu 100–1000m)

Đèn Yehudi (thử nghiệm)

Diagram of Yehudi Lights showing how they raise a plane's brightness to match the sky

Trong suốt:

Để ánh sáng xuyên qua nhiều đến mức khó nhìn thấy vật thể trong các điều kiện chiếu sáng điển hình

Giả dạng phổ thông để phòng thủ (một trong các kiểu) Ếch thủy tinh

A glass frog, semi-transparent, greenish

Sứa lược

A transparent comb jelly floating in open water

Phổ biến

(ở độ sâu 0–100m)

Các thử nghiệm năm 1916 Morane-Saulnier monoplane used in George de Forest Brush's experiments on transparency
Phản chiếu (ánh bạc):

Phản xạ đủ ánh sáng, thường là từ các mặt bên, để làm cho đối tượng xuất hiện như là một mảng (phản chiếu) của môi trường

Giả dạng phổ thông để phòng thủ (một trong các kiểu) Cá mòi

A silvery fish, the pilchard

Phổ biến

(ở độ sâu 0–100m)

Tự trang trí:

Che giấu bản thân bằng cách sử dụng các vật liệu từ môi trường

Bảo vệ mang tính

phiêu lưu: che giấu bản thân bằng những vật liệu không phải là bộ phận của cơ thể

Reduvius personatus

A nymph of the masked hunter bug, covered in sand grains

Cua ngụy trangA decorator crab covered in coloured sponges Trang phục ngụy trangA sniper wearing a ragged ghillie suit among thick vegetation
Che giấu bóng:

Có các đặc điểm như các gờ hoặc làm thân phẳng để giảm hoặc ẩn đi phần bóng

Thằn lằn bay

A flying lizard hard to see on a patterned tree trunk

Cá mập thảmA species of carpet shark with a fringe around its chin, hiding its shadow Hệ thống lưới ngụy trang

A military vehicle covered in camouflage netting

Đường viền bất thường:

Có đường viền đối tượng bất thường hoặc phức tạp (làm người quan sát phải mất thời gian mới nhận ra được vật thể)

Giả dạng đặc biệt để phòng thủ (một trong số các kiểu) Bướm thuộc chi PolygoniaA comma butterfly showing it irregular wing outline Hải long hình láA leafy sea dragon showing its complicated seaweed-like outline Ngụy trang bằng vải, cành câyTanks covered in branches and scrim
Đánh lạc hướng:

Có màu sắc làm phân tán sự chú ý của người quan sát khỏi một đặc điểm nổi bật của đối tượng (chẳng hạn như đầu hoặc mắt)

Đốm mắt ở bướm Inachis io

Peacock butterfly showing eyespots

Cá bướm bốn mắtFoureye butterflyfish showing eyespots Sóng nước giả ở chiến hạm

USS Northampton

Second World War warship showing false bow wave

Điểm gây phân tán:

Những đốm nhỏ, dễ dàng nhận thấy làm phân tán sự chú ý của người quan sát, gây khó khăn cho việc việc nhận ra toàn bộ vật thể

Cú tuyết với những đốm gây phân tán sự chú ý

Snowy owl with distractive black marks

Ngụy trang trong tuyết bằng cách sử dụng những đốm nhỏ
Ngụy trang chủ động:

Thay đổi màu sắc đủ nhanh đến mức có thể duy trì sự giống với môi trường xung quanh ngay cả khi di chuyển

Giả dạng khả biến để tấn công hoặc phòng thủ:

Thay đổi màu sắc để giống với nền, được sử dụng bởi động vật ăn thịt hoặc con mồi tương ứng

Tắc kè hoa đeo mạng

Veiled chameleon showing striped green pattern

Cá bơn chấm xanhOctopus hard to see on ocean floor Adaptiv(xem ảnh tại bài viết)
Ngụy trang chuyển động:

Đi theo một quỹ đạo sao cho đối tượng luôn ở giữa điểm xuất phát và mục tiêu (ví dụ: con mồi), thay vì đi thẳng đến mục tiêu

Ruồi ăn rệp

Hoverfly hovering in the air

Tên lửa không-đối-không

Fighter plane launching air-to-air missile

Được sử dụng chủ yếu vì độ hiệu quả

Chuyển động gây hoa mắt:

Di chuyển nhanh chóng các họa tiết sọc tương phản đậm, gây rối cho quá trình xử lý hình ảnh của người quan sát

Ngựa vằn

Zebra's bold pattern may provide motion dazzle

Chỉ mới được đề xuất

(Lưu ý: Kiểu ngụy trang gây hoa mắt ở dưới không khẳng định có tác dụng này)

Ngụy trang gây hoa mắt:

Sử dụng các họa tiết sọc tương phản mạnh, đánh lừa kẻ thù về hướng đi của tàu

Ngụy trang tàu chiến, chủ yếu sử dụng trong Thế chiến I

WW1 ship in dazzle camouflage

Phổ biến, 1917–18

Siêu đen:

Có bề mặt cơ thể cực kỳ đen, hòa lẫn với nền rất tối

Cá sống ở vực sâuBlack-camouflaged deep-sea fish Máy bay tiêm kích ban đêm

Hawker Hurricane night fighter

Danh mục tham khảo


Новое сообщение