Мы используем файлы cookie.
Продолжая использовать сайт, вы даете свое согласие на работу с этими файлами.

Giày

Подписчиков: 0, рейтинг: 0
Giày da công sở
Ủng
Giày thể thao
Giày sandal của hãng Bata
Dép tông

Giày là một vật dụng đi vào bàn chân con người để bảo vệ và làm êm chân trong khi thực hiện các hoạt động khác nhau. Giày cũng được sử dụng như một món đồ trang trí.

Thiết kế của giày đã đa dạng và phong phú vô cùng theo thời gian, văn hoá và mục đích sbmkdụng. Ngoài ra thời trang cũng chi phối nhiều yếu tố thiết kế, chẳng hạn như giày có gót rất cao (giày cao gót) hay có gót phẳng (giày thể thao). Giày dép hiện đại rất khác nhau về mục đích sử dụng, phong cách và giá thành. Dép đơn giản có thể rất mỏng và chỉ bao gồm một dây duy nhất trong khi giày thời trang hiện đại có thể được làm từ các vật liệu rất tốn kém, kết cấu phức tạp và giá hàng ngàn đôla một đôi. Các loại giày khác cho các mục đích sử dụng khác như giày leo núi hay giày trượt tuyết,...

Giày có truyền thống được làm từ da, gỗ, vải,... nhưng đang ngày càng được làm từ cao su, nhựa và các vật liệu hoá dầu khác.

Lịch sử

Thời kỳ sơ khai

Chân chứa nhiều xương hơn tất cả các bộ phận khác trong cơ thể. Mặc dù nó đã tiến hoá qua hàng nghìn năm theo địa hình và khí hậu đa dạng, song vẫn bị nhiều mối nguy hiểm đe doạ như đá sắc cạnh, gai, mặt đất nóng,... mà một đôi giày có thể bảo vệ. Giày cổ rất dễ phân huỷ vì vậy khó tìm thấy ngày nay. Các nghiên cứu cho thấy trong khoảng thời gian từ 26.000 - 40.000 năm TCN, độ dày của xương ngón chân (trừ ngón cái) giảm đi, theo giả thuyết đi giày làm giảm độ dày của xương bàn chân, cho thấy con người đã đi giày trong thời gian đó. Thiết kế ban đầu chỉ là những túi da bảo vệ chân, được tìm thấy nhiều ở xứ lạnh.

Đôi dép cổ nhất tìm thấy ở hang Fort Rock, tiểu bang Oregon, Mỹ vào năm 1938 có niên đại 7.000 - 8.000 năm TCN. Giày da đầu tiên tìm thấy ở một hang động của Armenia năm 2008 có niên đại 5.500 năm TCN; đôi giày này là một mảnh da bò với dây da buộc. Giày của người băng Ốtzi có niên đại 3.300 năm TCN; nó đặc trưng bởi màu nâu da gấu với da ở mặt bên và chuỗi vỏ cây ở mu bàn chân thắt chặt lại. "Giày của mọi da đỏ" của người da đỏ ở Nam Mỹ, là những đôi giày bó sát, có đế mềm, làm từ da, da bò bizon và có trang trí; tuy nhiên, chúng rất dễ ngấm nước, vì vậy những người da đỏ thường đi chân trần vào mùa hạ hoặc trong thời tiết ẩm ướt.

Khi các nền văn minh bắt đầu phát triển, dép thong (tiền thân của dép tông) ra đời. Bằng chứng được tìm thấy trong một bức tranh tường ở Ai Cập niên đại 4.000 năm TCN và một đôi giày ở châu Âu niên đại 1.500 năm TCN. Thong dép đã mòn của các nền văn minh làm từ các chất liệu khác nhau (Ví dụ: Ai Cập làm từ giấy lá cói hay lá cọ, Ấn Độ làm từ gỗ, Trung QuốcNhật Bản làm từ rơm rạ,...). Thời gian này, người Ai Cập và Ấn Độ hầu hết đi chân trần. Người Hy Lạp coi giày dép là bê tha, không cần thiết, chỉ để đi trong nhà hát còn phần lớn dân đi chân trần. Người La Mã chinh phục Hy Lạp nhưng lại cho rằng giày là cần thiết cho một xã hội văn minh, tượng trưng cho quyền lực và sự tự do, nô lệ và nông dân phải đi chân trần.

Thời kỳ Trung cổ và hiện đại

Giày dành cho người nông dân trong khi sản xuất xuất hiện ở Catalonian, Tây Ban Nha vào thế kỉ XIII.

Giày cao gót ra đời vào thế kỉ XVI với mụch đích làm cho con người cao lên. Đến khoảng những năm 1580, cả những người đàn ông cũng đi giày cao gót.

Giày đế khâu ra đời vào thế kỉ XVII. Khoảng những năm 1800, giày cho chân trái và chân phải được thiết kế giống nhau.

Một người thợ đóng giầyđảo Capri, Ý
Một số kiểu giày trưng trong một cửa hàng tại Luân Đôn

Giữa thế kỉ XX, công nghiệp phát triển đã cho phép sản xuất hàng loạt. Giày được làm nhiều từ các vật liệu hoá dầu, sử dụng keo dán công nghiệp và máy khâu thay cho may tay. Giày hiện đại cần ít nhất 1.000 năm để phân huỷ tự nhiên. Vì vậy, nhiều hãng giày đã chuyển sang sử dụng các vật liệu dễ phân huỷ sinh học, tiêu biểu như Nike.

Năm 2007, GDP của toàn ngành giày thế giới đạt 107,9 tỉ đôla Mỹ. Trong đó Trung Quốc chiếm 63% sản lượng, 40,5% xuất khẩu và 55% doanh thu toàn ngành.

Bộ phận

Mặc dù các loại giày khác nhau có các bộ phận tuỳ chỉnh cho mục dích nhất định, nhưng về cơ bản, chúng đều gồm các phần giống nhau.

Trong văn hoá dân gian

Kiệt tác hình đôi giày bằng muối pha lê được thực hiện do nghệ sĩ Sigalit Landau.
Haines Shoe House tại Hellam, Pennsylvania.

Giày là một vật dụng thiết yếu trong đời sống con người vì vậy nó cũng gắn liền với các nền văn hoá của nhân loại.

Ở châu Âu nổi tiếng là vào thế kỉ XVIII, có một bà già sống trong một chiếc giày với rất nhiều trẻ con. Giày cũng đóng vai trò quan trọng trong các truyện dân gian: Cô bé Lọ Lem, Tấm Cám,...

Năm 1948, Mahlon Haines, một nhân viên bán giày ở Hallam, bang Pennsylvania, Mỹ, đã xây dựng một ngôi nhà hình chiếc ủng, như là một hình thức quảng cáo. Nhà giày Haines vẫn còn tới ngày nay, sau khi Haines chết vào năm 1962, nó trở thành một bảo tàng kiêm nhà hàng.

Người La Mã coi giày là văn minh, tượng trưng cho quyền lực và sự tự do. Trong đám cưới La Mã cổ, người cha trao cho con trai một đôi giày, biểu hiện cho sự chuyển giao quyền trong gia đình. Thừa hưởng của La Mã, các nước châu Âu ngày nay, như là Cộng hoà Séc, người có nhiều giày, như là bộ sưu tập, là người giàu và quyền thế.

Trong Kinh thánh Cựu Ước, giày tượng trưng cho vật ít hoặc không có giá trị. Còn trong Kinh thánh Tân Ước, hành động cởi giày của người khác là nô lệ, tháo giày ở nơi trang trọng thể hiện sự tôn kính.

Người Do Thái cho rằng tự cởi giày là tự từ bỏ quyền lực, trách nhiệm hoặc sự giải thể của hôn nhân. Trong lễ tang của chồng, vợ goá cởi giày của anh trai chồng quá cố để thể hiện ông đã từ bỏ trách nhiệm của mình.

Người Ả Rập lại cho rằng giày là nhơ vì nó tiếp xúc với mặt đất bẩn và kết hợp với phần thấp nhất của cơ thể - chân. Hành động ném giày vào người khác là một sự xúc phạm tột cùng. Và để lộ các đế giày của mình khi nói chuyện với người khác là thô lỗ, thiếu lịch sự. Năm 2003, khi bức tượng Shaddam Hussen bị lật đổ, rất nhiều người tập trung quanh và đánh nó bằng giày của họ. Cũng vào năm 2008, Tổng thống Mỹ George W. Bush bị Muntadar al-Zaidi, một phóng viên Iraq, ném giày suýt vào mặt để phản đối cuộc chiến tranh Iraq.

Bất kì sản phẩm nào của giày cũng tượng trưng cho cái chết. Ở Hy Lạp, đặt giày rỗng trước một ngôi nhà là muốn nói với những người trong nhà rằng đã có người trong nhà bị chết hoặc là lời nguyền rủa nhà sẽ có người chết.

Ở các nước Á Đông, giày cũng được coi là nhơ nhuốc, bẩn thỉu, gần giống với Ả Rập nhưng bớt nặng nề hơn.

Xem thêm

Tham khảo


Новое сообщение