Продолжая использовать сайт, вы даете свое согласие на работу с этими файлами.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích | |
---|---|
Tên khác | Đại tràng co cứng, đại tràng thần kinh, viêm đại tràng niêm mạc, ruột cứng |
Vẽ nỗi đau của IBS | |
Khoa/Ngành | Khoa tiêu hóa |
Triệu chứng | Tiêu chảy, Táo bón, bụng đau đớn |
Khởi phát | Trước 45 tuổi |
Diễn biến | Lâu dài |
Nguyên nhân | Không xác định |
Phương pháp chẩn đoán | Dựa trên triệu chứng, loại trừ các bệnh khác |
Chẩn đoán phân biệt | Bệnh celiac, nhạy cảm gluten không coeliac, viêm đại tràng siêu nhỏ, bệnh viêm ruột, kém hấp thu axit mật, ung thư ruột kết |
Điều trị | Triệu chứng (thay đổi chế độ ăn uống, thuốc, men vi sinh, tư vấn) |
Tiên lượng | Bình thường tuổi thọ |
Dịch tễ | 12,5% (thế giới phát triển) và 45% (toàn cầu) |
Hội chứng ruột kích thích bao gồm các triệu chứng như đau bụng, rối loạn nhu động ruột mà không phải do tổn thương ruột gây ra. Các triệu chứng này xảy ra trong thời gian dài, thường là nhiều năm. Hội chứng ruột kích thích được chia thành 4 nhóm chính là IBS-D (tiêu chảy), IBS-C(táo bón), IBS-M (vừa tiêu chảy, vừa táo bón), và IBS-U (Không tiêu chảy cũng không táo bón). Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và có thể dẫn đến lỡ nhỡ việc đi học hay đi làm. Người bị hội chứng ruột kích thích thường gặp các rối loạn như lo âu, trầm cảm nặng, và hội chứng mệt mỏi mạn.
Các nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích chưa rõ ràng. Các giả thuyết bao gồm các vấn đề về trục ruột-não, các vấn đề về sự phát triển quá mức vi khuẩn ruột non, các yếu tố di truyền, sự nhạy cảm thức ăn, và nhu động ruột. Đợt bệnh có thể là do một nhiễm trùng đường ruột, hay căng thẳng trong cuộc sống. Hội chứng ruột kích thích là một bệnh rối loạn ruột về chức năng. Chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Các đặc điểm cần lưu ý gồm bệnh xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi, sụt cân, có máu trong phân, hay tiền sử gia đình có người mắc bệnh viêm ruột. Một số bệnh khác có triệu chứng tương tự như viêm ruột vi thể, bệnh viêm ruột, kém hấp thu axít mật, và ung thư đại trực tràng.
Đây là loại bệnh mạn nhưng lành tính, không gây nguy hiểm cho người bệnh. Dù không có biện pháp chữa trị cho hội chứng ruột kích thích IBS (Irritable bowel syndrome), nhưng có một số cách điều trị để làm giảm triệu chứng, bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống, thuốc, dùng lợi khuẩn và can thiệp tâm lý. Việc quan trọng là giúp bệnh nhân hiểu về bệnh và tuân thủ trong quá trình điều trị.
Khoảng 10 đến 15% dân số ở các nước đã phát triển được cho là bị ảnh hưởng ít nhiều bởi IBS. Bệnh thường gặp ở Nam Mỹ và hiếm gặp hơn ở Đông Nam Á. Bệnh nhân nữ đông gấp đôi bệnh nhân nam và thường xảy bệnh trước 45 tuổi. IBS có vẻ như tuổi càng cao càng hiếm gặp IBS không ảnh hưởng đến tuổi thọ dự đoán cũng như không dẫn đến các bệnh nghiêm trọng khác. Mô tả đầu tiên về bệnh là vào năm 1820, còn thuật ngữ "hội chứng ruột kích thích" được bắt đầu sử dụng vào năm 1944.
Triệu chứng
Đây là loại bệnh rất khó chẩn đoán vì có nhiều triệu chứng liên quan đến các bệnh đường ruột khác như bệnh do ký sinh trùng đường ruột, viêm ruột, ung thư ruột,...
Hội chứng ruột kích thích IBS không dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng trong hầu hết các bệnh nhân. Tuy nhiên, nó thường gây đau bụng trong thời gian dài, mệt mỏi, và các triệu chứng khác làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng tỷ lệ mắc của IBS tăng cao, cùng với chi phí tăng, làm tăng chi phí của xã hội lên cao hơn. Đây cũng được coi là một bệnh mạn tính và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Triệu chứng:
Tùy theo mỗi bệnh nhân mà có những triệu chứng khác nhau và nó có thể thay đổi theo thời gian.
Các triệu chứng có thể gặp là:
- Đau bụng hoặc bụng khó chịu, đầy bụng, sình hơi.
- Thay đổi số lần đi cầu, tính chất phân thay đổi.
- Tiêu chảy và táo bón thường xuyên.
- Buồn nôn, khó tiêu và có cảm giác có cục vướng ở họng.
- Đau lưng, mệt mỏi, khó ngủ và đau cơ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 60% người có IBS cũng bị rối loạn tâm lý, thường lo lắng hoặc trầm cảm.
Chẩn đoán
- Xét nghiệm máu
- Siêu âm
- X quang
- Nội soi (cho kết quả chính xác nhất)
Điều trị
- Bệnh rất khó điều trị khỏi chủ yếu là sử dụng thuốc để làm giảm triệu chứng như thuốc chống tiêu chảy, táo bón hay giảm co thắt gây đau bụng.
- Chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhiều rau cải, tránh các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, cay chua và các loại thức ăn gây kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá.
- Tăng cường hoạt động thể thao, tránh thức khuya và giảm tình trạng stress.