Мы используем файлы cookie.
Продолжая использовать сайт, вы даете свое согласие на работу с этими файлами.

Ném đĩa

Подписчиков: 0, рейтинг: 0
Điền kinh
Ném đĩa
Nhà vô địch Thế vận hội Robert Harting.
Kỷ lục của nam
Thế giới  Jürgen Schult (GDR) 74,08 m (1986)
Thế vận hội  Virgilijus Alekna (LTU) 69,89 m (2004)
Kỷ lục của nữ
Thế giới  Gabriele Reinsch (GDR) 76,80 m (1988)
Thế vận hội  Martina Hellmann (GDR) 72,30 m (1988)

Ném đĩa (tiếng Anh: discus hoặc discus throw) là một nội dung điền kinh trong đó vận động viên ném một chiếc đĩa hình tròn sao cho có quãng đường bay xa hơn đối thủ của mình. Đây là một môn thể thao cổ đại và được mô tả qua bức tượng nổi tiếng vào thế kỷ thứ 5 TCN của Myron, Discobolus hay Diskobólos (tiếng Việt: Lực sĩ ném đĩa). Mặc dù không nằm trong nội dung năm môn phối hợp hiện đại, đây lại là một trong năm phần thi của năm môn phối hợp Hy Lạp cổ đại, môn thi đấu có niên đại từ năm 708 TCN.

Lịch sử

Phiên bản hiện đại của tượng Diskophoros, do Alkamenes tạc, đặt tại Bảo tàng Nghệ thuật Göteborg

Ném đĩa là một phần thủ tục của hầu hết các cuộc hội ngộ điền kinh ở mọi cấp độ và là môn thể thao có tính biểu tượng của Thế vận hội. Cuộc thi của nam nằm trong Thế vận hội Mùa hè kể từ kỳ đại hội đầu tiên năm 1896. Hình ảnh các vận động viên ném đĩa trở thành hình ảnh trang trí cho quảng cáo của các kỳ Thế vận hội đầu tiên, ví dụ như các con tem gây quỹ cho kỳ đại hội 1896 và áp phích chính của Thế vận hội Mùa hè 19201948.

Môn ném đĩa được khởi phát trở lại ở Magdeburg, Đức nhờ Christian Georg Kohlrausch và các học trò của ông vào thập niên 1870. Các tác phẩm của ông về ném đĩa và các kỹ thuật ném thời kỳ đầu đã được xuất bản từ năm 1880.

Vận động viên hiện đại đầu tiên có tư thế ném đĩa cùng lúc xoay toàn bộ thân người là František Janda-Suk của Čechy (nay là Cộng hòa Séc). Ông sáng tạo ra kĩ thuật này khi nghiên cứu tư thế của bức tượng Discobolus (người ném đĩa) nổi tiếng. Chỉ một năm sau khi phát triển kĩ thuật này ông đã giành được huy chương bạc Thế vận hội năm 1900.

Nội dung của nữ được bổ sung vào chương trình tại Thế vận hội Mùa hè 1928, mặc dù phụ nữ đã thi đấu ném đĩa tại một số cấp độ quốc gia và khu vực từ trước đó.

Mô tả

Chiếc đĩa (discus), đối tượng được ném, là một đĩa nặng lồi hai bên. Đối với nội dung của nam đĩa có khối lượng 2 kilôgam (4,4 lb) cùng đường kính 0,219 – 0,221 m. Đối với nữ lần lượt là 1 kilôgam (2,2 lb) và 0,180 – 0,182 m.

Theo luật của IAAF, các vận động viên nam thiếu niên (16–17 tuổi) ném đĩa nặng 1,5 kilôgam (3,3 lb), nam trẻ (18–19 tuổi) ném đĩa đặc biệt nặng 1,75 kilôgam (3,9 lb), còn các vận động viên nữ ở các nhóm tuổi trên ném đĩa nặng 1 kg.

Trong thi đấu quốc tế, các vận động nam trưởng thành tuổi từ 20 tới 49 ném đĩa 2 kg. Đĩa 1,5 kilôgam (3,3 lb) dành cho lứa tuổi 50–59, trong khi lứa tuổi 60 trở lên dùng đĩa 1 kilôgam (2,2 lb). Các nữ vận động viên trưởng thành dưới 74 tuổi ném đĩa 1 kilôgam (2,2 lb) còn từ tuổi 75 trở về sau là đĩa nặng 0,75 kilôgam (1,7 lb).

Hai mặt của một chiếc đĩa thông thường làm từ chất dẻo, gỗ, sợi thủy tinh, sợi cacbon hoặc kim loại, với vành và lõi bằng kim loại để đạt trọng lượng mong muốn. Vành phải trơn tru bằng phẳng, không bị lởm chởm và không có chỗ để ngón tay. Một chiếc đĩa có vành nặng hơn tạo ra mômen động lượng lớn hơn ở cùng tốc độ quay, do đó bay ổn định hơn nhưng lại khó ném hơn. Tuy vậy nếu ném đúng cách thì đĩa có vành nặng hơn sẽ ném xa hơn. Đôi khi người ta cũng dùng đĩa cao su rắn.

Khi thực hiện cú ném, vận động viên đứng ở một vòng tròn đường kính 2.5 m (8 ft 214 in), thụt vào 20 mm trong một bệ bê tông. Khi chuẩn bị ném, người ném thường quay lưng lại với hướng ném. Người đó sau đó xoay ngược chiều kim đồng hồ (đối với người thuận tay phải) khoảng một vòng rưỡi trong vòng tròn để lấy đà rồi thả tay ra khỏi đĩa. Chiếc đĩa phải đáp xuống khu vực hình quạt có góc ở tâm là 34,92 độ. Luật thi đấu của ném đĩa giống gần như hoàn toàn với luật của đẩy tạ, ngoại trừ vòng tròn lớn hơn, không có tấm chặn và không có luật liên quan tới cách ném.

Trọng tài đo khoảng cách từ rìa ngoài vòng tròn tới điểm tiếp đất và các khoảng cách tính theo mét sẽ được làm tròn tới số thập phân thứ hai. Cú ném xa nhất của vận động viên trong số các cú ném cho phép, thường là ba tới sáu lần, sẽ là kết quả cuối cùng của người đó. Người nào có cú ném đúng luật xa nhất là người chiến thắng. Nếu có kết quả hòa thì sẽ so sánh tiếp kết quả xem ai có cú ném tốt thứ hai xa hơn.

Cử động cơ bản là cử động ngang vai thuận tay. Chiếc đĩa sẽ tách ra khỏi ngón trỏ hoặc ngón giữa của bàn tay ném. Đĩa sẽ xoay thuận chiều kim đồng hồ khi nhìn từ trên xuống đối với người thuận tay phải, và ngược chiều kim đồng hồ đối với người thuận tay trái. Cùng với việc đạt động lượng tối đa khi ném đĩa, tầm xa của cú ném cũng được quyết định bởi quỹ đạo mà người ném tạo ra, cũng như hoạt động khí động học của chiếc đĩa. Nói chung cú ném ngược chiều gió vừa phải sẽ đạt khoảng cách tối đa. Một chiếc đĩa xoay nhanh hơn tạo ra tính ổn định hồi chuyển lớn hơn. Kĩ thuật ném đĩa không dễ để nắm bắt và cần nhiều kinh nghiệm nên các vận động viên ném đĩa hàng đầu thường ở độ tuổi 30 trở lên.

Top 15 vận động viên xuất sắc nhất

Robert Garrett tại Thế vận hội Mùa hè 1896
Gerd Kanter ở Osaka

Tính tới tháng 6 năm 2015.

Nam

Hạng Thành tích Vận động viên Địa điểm Ngày xác lập
1 74.08 m (243 ft 012 in)  Jürgen Schult (GDR) Neubrandenburg 6 tháng 6 năm 1986
2 73.88 m (242 ft 412 in)  Virgilijus Alekna (LTU) Kaunas 3 tháng 8 năm 2000
3 73.38 m (240 ft 834 in)  Gerd Kanter (EST) Helsingborg 4 tháng 9 năm 2006
4 71.86 m (235 ft 9 in)  Yuriy Dumchev (URS) Moskva 29 tháng 5 năm 1983
5 71.84 m (235 ft 814 in)  Piotr Małachowski (POL) Hengelo 8 tháng 6 năm 2013
6 71.70 m (235 ft 234 in)  Róbert Fazekas (HUN) Szombathely 14 tháng 7 năm 2002
7 71.50 m (234 ft 634 in)  Lars Riedel (GER) Wiesbaden 3 tháng 5 năm 1997
8 71.32 m (233 ft 1134 in)  Ben Plucknett (USA) Eugene 4 tháng 6 năm 1983
9 71.26 m (233 ft 912 in)  John Powell (USA) San Jose 9 tháng 6 năm 1984
71.26 m (233 ft 912 in)  Rickard Bruch (SWE) Malmö 15 tháng 11 năm 1984
71.26 m (233 ft 912 in)  Imrich Bugár (TCH) San Jose 25 tháng 5 năm 1985
12 71.18 m (233 ft 614 in)  Art Burns (USA) San Jose 19 tháng 7 năm 1983
13 71.16 m (233 ft 512 in)  Wolfgang Schmidt (GDR) Berlin 9 tháng 8 năm 1978
14 71.14 m (233 ft 434 in)  Anthony Washington (USA) Salinas 22 tháng 5 năm 1996
15 71.06 m (233 ft 112 in)  Luis Delís (CUB) La Habana 21 tháng 5 năm 1983

Nữ

Hạng Thành tích Vận động viên Địa điểm Ngày xác lập
1 76.80 m (251 ft 1112 in)  Gabriele Reinsch (GDR) Neubrandenburg 9 tháng 7 năm 1988
2 74.56 m (244 ft 714 in)  Zdeňka Šilhavá (TCH) Nitra 26 tháng 8 năm 1984
74.56 m (244 ft 714 in)  Ilke Wyludda (GDR) Neubrandenburg 23 tháng 7 năm 1989
4 74.08 m (243 ft 012 in)  Diana Sachse (GDR) Karl-Marx-Stadt 20 tháng 6 năm 1987
5 73.84 m (242 ft 3 in)  Daniela Costian (ROU) Bucharest 30 tháng 4 năm 1988
6 73.36 m (240 ft 8 in)  Irina Meszynski (GDR) Praha 17 tháng 8 năm 1984
7 73.28 m (240 ft 5 in)  Galina Savinkova (URS) Donetsk 8 tháng 9 năm 1984
8 73.22 m (240 ft 212 in)  Tsvetanka Khristova (BUL) Kazanlak 19 tháng 4 năm 1987
9 73.10 m (239 ft 934 in)  Gisela Beyer (GDR) Berlin 20 tháng 7 năm 1984
10 72.92 m (239 ft 234 in)  Martina Hellmann (GDR) Potsdam 20 tháng 8 năm 1987
11 72.14 m (236 ft 8 in)  Galina Murašova (URS) Praha 17 tháng 8 năm 1984
12 71.80 m (235 ft 634 in)  Mariya Vergova (BUL) Sofia 13 tháng 7 năm 1980
13 71.68 m (235 ft 2 in)  Tiêu Diễm Linh (CHN) Bắc Kinh 14 tháng 3 năm 1992
14 71.58 m (234 ft 10 in)  Ellina Zvereva (URS) Leningrad 12 tháng 6 năm 1988
15 71.50 m (234 ft 634 in)  Evelin Jahl (GDR) Potsdam 10 tháng 5 năm 1980

Vận động viên giành huy chương Thế vận hội

Nam

Đại hội Vàng Bạc Đồng
Athens 1896
 Robert Garrett (USA)  Panagiotis Paraskevopoulos (GRE)  Sotirios Versis (GRE)
Paris 1900
 Rudolf Bauer (HUN)  František Janda-Suk (BOH)  Richard Sheldon (USA)
St. Louis 1904
 Martin Sheridan (USA)  Ralph Rose (USA)  Nikolaos Georgantas (GRE)
Luân Đôn 1908
 Martin Sheridan (USA)  Merritt Giffin (USA)  Bill Horr (USA)
Stockholm 1912
 Armas Taipale (FIN)  Richard Byrd (USA)  James Duncan (USA)
Antwerpen 1920
 Elmer Niklander (FIN)  Armas Taipale (FIN)  Gus Pope (USA)
Paris 1924
 Bud Houser (USA)  Vilho Niittymaa (FIN)  Thomas Lieb (USA)
Amsterdam 1928
 Bud Houser (USA)  Antero Kivi (FIN)  James Corson (USA)
Los Angeles 1932
 John Anderson (USA)  Henri LaBorde (USA)  Paul Winter (FRA)
Berlin 1936
 Ken Carpenter (USA)  Gordon Dunn (USA)  Giorgio Oberweger (ITA)
Luân Đôn 1948
 Adolfo Consolini (ITA)  Giuseppe Tosi (ITA)  Fortune Gordien (USA)
Helsinki 1952
 Sim Iness (USA)  Adolfo Consolini (ITA)  James Dillion (USA)
Melbourne 1956
 Al Oerter (USA)  Fortune Gordien (USA)  Des Koch (USA)
Roma 1960
 Al Oerter (USA)  Rink Babka (USA)  Dick Cochran (USA)
Tokyo 1964
 Al Oerter (USA)  Ludvík Daněk (TCH)  Dave Weill (USA)
Thành phố México 1968
 Al Oerter (USA)  Lothar Milde (GDR)  Ludvík Daněk (TCH)
München 1972
 Ludvík Daněk (TCH)  Jay Silvester (USA)  Ricky Bruch (SWE)
Montréal 1976
 Mac Wilkins (USA)  Wolfgang Schmidt (GDR)  John Powell (USA)
Moskva 1980
 Viktor Rashchupkin (URS)  Imrich Bugár (TCH)  Luis Delís (CUB)
Los Angeles 1984
 Rolf Danneberg (FRG)  Mac Wilkins (USA)  John Powell (USA)
Seoul 1988
 Jürgen Schult (GDR)  Romas Ubartas (URS)  Rolf Danneberg (FRG)
Barcelona 1992
 Romas Ubartas (LTU)  Jürgen Schult (GER)  Roberto Moya (CUB)
Atlanta 1996
 Lars Riedel (GER)  Vladimir Dubrovshchik (BLR)  Vasiliy Kaptyukh (BLR)
Sydney 2000
 Virgilijus Alekna (LTU)  Lars Riedel (GER)  Frantz Kruger (RSA)
Athens 2004
 Virgilijus Alekna (LTU)  Zoltán Kővágó (HUN)  Aleksander Tammert (EST)
Bắc Kinh 2008
 Gerd Kanter (EST)  Piotr Małachowski (POL)  Virgilijus Alekna (LTU)
Luân Đôn 2012
 Robert Harting (GER)  Ehsan Haddadi (IRI)  Gerd Kanter (EST)

Nữ

Đại hội Vàng Bạc Đồng
Amsterdam 1928
 Halina Konopacka (POL)  Lillian Copeland (USA)  Ruth Svedberg (SWE)
Los Angeles 1932
 Lillian Copeland (USA)  Ruth Osburn (USA)  Jadwiga Wajs (POL)
Berlin 1936
 Gisela Mauermayer (GER)  Jadwiga Wajs (POL)  Paula Mollenhauer (GER)
Luân Đôn 1948
 Micheline Ostermeyer (FRA)  Edera Gentile (ITA)  Jacqueline Mazéas (FRA)
Helsinki 1952
 Nina Romashkova (URS)  Yelisaveta Bagriantseva (URS)  Nina Dumbadze (URS)
Melbourne 1956
 Olga Fikotová (TCH)  Irina Beglyakova (URS)  Nina Romashkova (URS)
Roma 1960
 Nina Romashkova (URS)  Tamara Press (URS)  Lia Manoliu (ROU)
Tokyo 1964
 Tamara Press (URS)  Ingrid Lotz (EUA)  Lia Manoliu (ROU)
Thành phố México 1968
 Lia Manoliu (ROU)  Liesel Westermann (FRG)  Jolán Kleiber-Kontsek (HUN)
München 1972
 Faina Melnyk (URS)  Argentina Menis (ROU)  Vasilka Stoeva (BUL)
Montréal 1976
 Evelin Schlaak (GDR)  Mariya Vergova (BUL)  Gabriele Hinzmann (GDR)
Moskva 1980
 Evelin Jahl (GDR)  Mariya Petkova (BUL)  Tatyana Lesovaya (URS)
Los Angeles 1984
 Ria Stalman (NED)  Leslie Deniz (USA)  Florența Crăciunescu (ROU)
Seoul 1988
 Martina Hellmann (GDR)  Diana Gansky (GDR)  Tsvetanka Khristova (BUL)
Barcelona 1992
 Maritza Martén (CUB)  Tsvetanka Khristova (BUL)  Daniela Costian (AUS)
Atlanta 1996
 Ilke Wyludda (GER)  Natalya Sadova (RUS)  Ellina Zvereva (BLR)
Sydney 2000
 Ellina Zvereva (BLR)  Anastasia Kelesidou (GRE)  Iryna Yatchenko (BLR)
Athens 2004
 Natalya Sadova (RUS)  Anastasia Kelesidou (GRE)  Věra Pospíšilová-Cechlová (CZE)
Bắc Kinh 2008
 Stephanie Brown Trafton (USA)  Yarelys Barrios (CUB)  Olena Antonova (UKR)
Luân Đôn 2012
 Sandra Perković (CRO)  Lý Diễm Phượng (CHN)  Yarelys Barrios (CUB)
Rio de Janeiro 2016
 Sandra Perković (CRO)  Mélina Robert-Michon (FRA)  Denia Caballero (CUB)

Huy chương giải vô địch thế giới

Nam

Đại hội Vàng Bạc Đồng
Helsinki 1983  Imrich Bugár (TCH)  Luis Delís (CUB)  Gejza Valent (TCH)
Roma 1987  Jürgen Schult (GDR)  John Powell (USA)  Luis Delís (CUB)
Tokyo 1991  Lars Riedel (GER)  Erik de Bruin (NED)  Attila Horváth (HUN)
Stuttgart 1993  Lars Riedel (GER)  Dmitriy Shevchenko (RUS)  Jürgen Schult (GER)
Göteborg 1995  Lars Riedel (GER)  Vladimir Dubrovshchik (BLR)  Vasiliy Kaptyukh (BLR)
Athens 1997  Lars Riedel (GER)  Virgilijus Alekna (LTU)  Jürgen Schult (GER)
Sevilla 1999  Anthony Washington (USA)  Jürgen Schult (GER)  Lars Riedel (GER)
Edmonton 2001  Lars Riedel (GER)  Virgilijus Alekna (LTU)  Michael Möllenbeck (GER)
Saint-Denis 2003  Virgilijus Alekna (LTU)  Róbert Fazekas (HUN)  Vasiliy Kaptyukh (BLR)
Helsinki 2005  Virgilijus Alekna (LTU)  Gerd Kanter (EST)  Michael Möllenbeck (GER)
Osaka 2007  Gerd Kanter (EST)  Robert Harting (GER)  Rutger Smith (NED)
Berlin 2009  Robert Harting (GER)  Piotr Małachowski (POL)  Gerd Kanter (EST)
Daegu 2011  Robert Harting (GER)  Gerd Kanter (EST)  Ehsan Haddadi (IRI)
Moskva 2013  Robert Harting (GER)  Piotr Małachowski (POL)  Gerd Kanter (EST)
Bắc Kinh 2015  Piotr Małachowski (POL)  Philip Milanov (BEL)  Robert Urbanek (POL)

Nữ

Đại hội Vàng Bạc Đồng
Helsinki 1983  Martina Opitz (GDR)  Galina Murasova (URS)  Mariya Petkova (BUL)
Roma 1987  Martina Hellmann (GDR)  Diana Gansky (GDR)  Tsvetanka Khristova (BUL)
Tokyo 1991  Tsvetanka Khristova (BUL)  Ilke Wyludda (GER)  Larisa Mikhalchenko (URS)
Stuttgart 1993  Olga Chernyavskaya (RUS)  Daniela Costian (AUS)  Mẫn Xuân Phong (CHN)
Göteborg 1995  Ellina Zvereva (BLR)  Ilke Wyludda (GER)  Olga Chernyavskaya (RUS)
Athens 1997  Beatrice Faumuina (NZL)  Ellina Zvereva (BLR)  Natalya Sadova (RUS)
Sevilla 1999  Franka Dietzsch (GER)  Anastasia Kelesidou (GRE)  Nicoleta Grasu (ROU)
Edmonton 2001  Ellina Zvereva (BLR)  Nicoleta Grasu (ROU)  Anastasia Kelesidou (GRE)
Saint-Denis 2003  Irina Yatchenko (BLR)  Anastasia Kelesidou (GRE)  Ekaterini Voggoli (GRE)
Helsinki 2005  Franka Dietzsch (GER)  Natalya Sadova (RUS)  Věra Pospíšilová-Cechlová (CZE)
Osaka 2007  Franka Dietzsch (GER)  Yarelys Barrios (CUB)  Nicoleta Grasu (ROU)
Berlin 2009  Dani Samuels (AUS)  Yarelys Barrios (CUB)  Nicoleta Grasu (ROU)
Daegu 2011  Lý Diễm Phượng (CHN)  Nadine Müller (GER)  Yarelis Barrios (CUB)
Moskva 2013  Sandra Perković (CRO)  Mélina Robert-Michon (FRA)  Yarelys Barrios (CUB)
Bắc Kinh 2015  Denia Caballero (CUB)  Sandra Perković (CRO)  Nadine Müller (GER)

Tham khảo

Liên kết ngoài


Новое сообщение