Мы используем файлы cookie.
Продолжая использовать сайт, вы даете свое согласие на работу с этими файлами.
Thái độ xã hội đối với đồng tính luyến ái

Thái độ xã hội đối với đồng tính luyến ái

Подписчиков: 0, рейтинг: 0

Thái độ xã hội đối với đồng tính luyến ái khác nhau ở các nền văn hóa và ở các giai đoạn trong lịch sử cũng như thái độ đối với ham muốn tình dục, hành vi tình dục và các mối quan hệ nói chung. Mỗi nền văn hóa đều có những chuẩn mực riêng về tình dục, trong đó có vài nền văn hóa tán thành tình yêu và tình dục đồng giới trong khi những nền văn hóa khác không tán thành. Cũng như trong dị tính luyến ái, có những quy định khác nhau tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, giai cấptầng lớp xã hội. Chẳng hạn, thời cận đại ở Nhật Bản, đối với các samurai, một thiếu niên được khuyến khích quan hệ tình dục với một chiến binh lớn tuổi Chúng đạo—Shudo) nhưng quan hệ giữa hai người nam trưởng thành là không thích hợp.

Hầu hết các nền văn hóa trên thế giới coi tình dục truyền chủng của quan hệ được thừa nhận (ví dụ như hôn nhân) là một chuẩn mực. Quan hệ đồng giới về mặt tình cảm hoặc tình dục đôi khi cũng được xét tới. Vài tôn giáo đặc biệt là các tôn giáo Abraham lên án hành vi và quan hệ đồng tính luyến ái, nhiều trường hợp bị trừng phạt rất nặng. Từ thập niên 1970, nhiều nơi trên thế giới đã bắt đầu công nhận quan hệ tình dục đồng giới giữa những người đủ tuổi.Thống kê về thái độ toàn cầu năm 2003 của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy châu PhiTrung Đông chống đối đồng tính một cách mạnh mẽ. Trong khi người ở Mỹ Latin như México, Argentina, BoliviaBrasil thì cởi mở hơn rất nhiều. Quan niệm ở châu Âu thì nằm giữa phương Tâyphương Đông. Đa số các nước Tây Âu trong cuộc thăm dò cho rằng xã hội nên chấp nhận đồng tính, trong khi đó người Nga, người Ba Lan và người Ukraina phản đối. Người Mỹ chia làm hai nhóm: 51% ủng hộ và 42% phản đối."

Đánh giá thái độ của xã hội đối với đồng tính luyến ái

Dự án Thái độ Toàn cầu Pew năm 2007: "Xã hội có nên chấp nhận đồng tính luyến ái không?" [1]
Quốc gia Không
Mỹ Ănglê
Canada 70% 21%
Hoa Kỳ 49% 41%
Mỹ Latin
Argentina 71% 21%
Brazil 65% 30%
Chile 64% 31%
Mexico 60% 31%
Peru 51% 43%
Venezuela 47% 50%
Bolivia 44% 49%
Tây Âu
Thụy Điển 86% 9%
Pháp 83% 17%
Tây Ban Nha 82% 9%
Vương quốc Anh 71% 21%
Ý 65% 23%
Trung Âu
Czech 83% 16%
Slovakia 66% 29%
Ba Lan 45% 41%
Đức 81% 17%
Đông Âu
Nga 20% 64%
Ukraine 19% 69%
Nam Âu
Bulgaria 39% 38%
Thổ Nhĩ Kỳ 14% 57%
Trung Đông
Israel 38% 50%
Liban 18% 79%
Palestine 9% 58%
Kuwait 6% 85%
Jordan 6% 89%
Ai Cập 1% 95%
Đông Nam Á
Nhật Bản 49% 28%
Hàn Quốc 18% 77%
Trung Quốc 17% 69%
Ấn Độ 10% 81%
Malaysia 8% 83%
Bangladesh 4% 84%
Châu Phi
Nam Phi 28% 64%
Bờ Biển Ngà 11% 89%
Ghana 11% 89%
Tanzania 3% 95%
Kenya 3% 96%
Uganda 3% 96%
Senegal 3% 97%
Ethiopia 2% 97%
Nigeria 2% 97%
Mali 1% 98%


Bản đồ thế giới dựa trên thống kê Pew, xem bảng kết quả bên cạnh

Từ những năm 1970, thái độ đối với người đồng tính và người song tính cũng như những yếu tố văn hóa và xã hội tạo ra những thái độ đó đã được nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu sự phổ biến của thái độ chấp nhận và thái độ phản đối cho thấy những kết quả thống nhất ở từng vùng hoặc từng nhóm người. Chẳng hạn, tại nhiều nghiên cứu (chủ yếu ở Hoa Kỳ) cho thấy những người có thái độ cởi mở với đồng tính luyến ái thường là những nhóm người như: phụ nữ, người da trắng, người trẻ tuổi, không theo tôn giáo nào, có trình độ học vấn, tư tưởng chính trị tự do hoặc ôn hòa hoặc là người có quan hệ cá nhân với người đồng tính công khai. Họ cũng có thái độ cởi mở đối với các nhóm thiểu số khác và thường không ủng hộ vai trò giới tính (gender role) thông thường. Nhiều nghiên cứu cho thấy đàn ông dị tính luyến ái có thành kiến đối với người đồng tính nam hơn đối với người đồng tính nữ một ít. Vài nghiên cứu cho thấy phụ nữ dị tính có thành kiến đối với người đồng tính nữ hơn đối với người đồng tính nam một ít.

Các nhà tâm lý xã hội như Gregory Herek đã tìm hiểu nguyên do của chứng ghê sợ đồng tính luyến ái và thấy rằng đồng tính luyến ái thường bị nghĩ là liên quan tới AIDS, chứng ấu dâmsự thay đổi giới tính. Sự phổ biến của tư tưởng này đang được bàn cãi.

Các nhà nghiên cứu hiện đã đánh giá thái độ của người dị tính đối với người đồng tính bằng nhiều cách khác nhau. Những cách phổ biến nhất được đề xuất bởi Herek, Larson và đồng sự, Kite và Deaux, Haddock và đồng sự. Nhiều nhóm dân cư công nhận đồng tính luyến ái hơn các nhóm khác. Ở Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Phi thường ít cởi mở đối với đồng tính luyến ái hơn người Mỹ da trắng. Người Israel là cởi mở nhất ở các nước Trung Đông, điều này được thể hiện qua luật pháp và văn hóa của Israel. Trong cộng đồng Israel, người Do Thái cởi mở hơn người Ả Rập. Theo một cuộc thăm dò năm 2007, phần lớn người Do Thái Israel sẽ chấp nhận nếu con mình là đồng tính và tiếp tục sống một cách bình thường.

Số nghiên cứu về thái độ của xã hội đối với song tính luyến ái lại ít hơn nhiều. Họ so sánh thái độ của người dị tính đối với người song tính và đối với người đồng tính và thấy được mức độ thù ghét, kỳ thị và bạo hành tương tự.

Tham khảo


Новое сообщение