Мы используем файлы cookie.
Продолжая использовать сайт, вы даете свое согласие на работу с этими файлами.

Đường băng tuyết

Подписчиков: 0, рейтинг: 0

Đường băng tuyết (snow line) là điểm mà trên đó tuyết và băng phủ quanh năm. Đường băng tuyết thực tế có thể ở vị trí thấp hơn do thay đổi theo mùa.

Sự tác động qua lại giữa vĩ độ và độ cao làm ảnh hưởng đến vị trí chính xác của đường băng tuyết ở một vị trí cụ thể. Tại hoặc gần xích đạo, nó thường nằm ở độ cao khoảng 4.500 m trên mực nước biển. Khi đi về phía chí tuyến Bắcchí tuyến Nam, các thông số sẽ tăng: ở Himalaya đường băng tuyết có thể ở độ cao 5.700 m, trong khi đó ở chí tuyến Nam, không có tuyết tồn tại ở dãy Andes do khí hậu cực kỳ khô cằn. Bên cạnh các đường chí tuyến, đường băng tuyết trở nên giảm độ cao khi vĩ độ tăng, đến chỉ gần 3.000 m ở Alps và giảm xuống bằng mực nước biển gần các cực.

Kỷ lục

Đỉnh núi cao nhất trên thế giới nằm dưới đường băng tuyết là Ojos del Salado.

Các độ cao tương đối

Svalbard 78°N 0300–0600 m
Scandinavia ở vòng cực 67°N 1000–1500 m
Iceland 65°N 0700–1100 m
Đông Siberia 63°N 2300–2800 m
Nam Scandinavia 62°N 1200–2200 m
Alaska Panhandle 58°N 1000–1500 m
Kamchatka (ven biển) 55°N 700–1500 m
Kamchatka (nội lục) 55°N 2000–2800 m
Alps (sướn phía bắc) 48°N 2500–2800 m
Central Alps 47°N 2900–3200 m
Alps (sướn phía nam) 46°N 2700–2800 m
Pyrenees 43°N 2600–2900 m
corsica 43°N 2600–2700 m
Kavkaz 43°N 2700–3800 m
Núi Pontic 42°N 3800–4300 m
Núi Rocky 40°N 3700–4000 m
Karakoram 36°N 5400–5800 m
Transhimalaya 32°N 6300–6500 m
Himalaya 28°N 6000 m
Pico de Orizaba 19°N 5000–5100 m
Núi Rwenzori 1°N 4700–4800 m
Núi Kenya 4600–4700 m
New Guinea 2°S 4600–4700 m
AndesEcuador 2°S 4800–5000 m
Kilimanjaro 3°S 5500–5600 m
AndesBolivia 18°S 6000–6500 m
AndesChile 30°S 5800–6500 m
North Island, New Zealand 37°S 2500–2700 m
South Island, New Zealand 43°S 1600–2700 m
Tierra del Fuego 54°S 0800–1300 m
Nam Cực 70°S 0000–0400 m

So với việc sử dụng từ "đường băng tuyết" để chỉ ranh giới giữa việc có tuyết và không có tuyết.

Tài liệu

  • Charlesworth J.K. (1957). The quaternary era. With special reference to its glaciation, vol. I. London, Edward Arnold (publishers) Ltd, 700 pp.
  • Flint, R. F. (1957). Glacial and Pleistocene geology. John Wiley & Sons, Inc., New York, xiii+553+555 pp.
  • Kalesnik, S.V. (1939). Obshchaya glyatsiologiya [General glaciology]. Uchpedgiz, Leningrad, 328 pp. (in Russian)
  • Tronov, M.V. (1956). Voprosy svyazi mezhdu klimatom i oledeneniem [The problems of the connection between climate and glaciation]. Izdatel'stvo Tomskogo Universiteta, Tomsk, 202 pp. (in Russian)
  • Wilhelm, F. (1975). Schnee- und Gletscherkunde [Snow- and glaciers study], De Gruyter, Berlin, 414 pp. (in German)

Новое сообщение